Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá

Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá

Để bảo vệ cơ chế neo tỷ giá đồng nội tệ, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) vừa phải mua vào lượng USD kỷ lục sau khi đồng HKD mạnh lên và chạm mức trần trong biên độ giao dịch cho phép.

Đồng USD tại một ngân hàng. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Cụ thể, Cơ quan Tiền tệ Hong Kong (HKMA) đã chi tới 46,539 tỷ HKD (tương đương 6 tỷ USD) để mua vào đồng bạc xanh. Theo số liệu của hãng tin Bloomberg tổng hợp từ năm 2004, đây là mức mua USD trong ngày cao nhất từ trước đến nay của cơ quan này.

Một quan chức tại văn phòng đại diện của HKMA ở New York đã xác nhận giao dịch này. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2020, Hong Kong phải can thiệp thị trường theo cách này.

Động thái mới nhất của HKMA diễn ra khi đồng USD suy yếu, đẩy tỷ giá HKD tiến sát mức 7,75 HKD đổi 1 USD – mức giá trần trong biên độ được phép giao dịch là 7,75-7,85 HKD đổi 1 USD. Diễn biến này trái ngược hoàn toàn với các năm 2022 và 2023, khi HKMA phải bán ra đồng USD để ngăn đồng HKD phá vỡ mức giá sàn là 7,85 HKD đổi 1 USD.

Cơ chế neo tỷ giá của Hong Kong được đưa vào áp dụng từ năm 1983 nhằm chặn đà lao dốc của tỷ giá trong giai đoạn đàm phán trao trả khu vực này cho Trung Quốc. Đến năm 2005, biên độ giao dịch được nới rộng và cho phép HKD dao động trong khoảng 7,75-7,85 HKD đổi 1 USD. Dù liên tục bị giới đầu cơ nhắm đến, cơ chế neo tỷ giá này vẫn tỏ ra khá vững chắc.

Sự can thiệp của HKMA diễn ra trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương khác trong khu vực cũng đang phải ứng phó với biến động tỷ giá. Chỉ mới thứ tuần trước, cơ quan tiền tệ Đài Loan (Trung Quốc) đã phải can thiệp vào thị trường ngoại hối sau khi đồng TWD tăng vọt 3% so với đồng bạc xanh, đánh dấu mức tăng trong ngày mạnh nhất kể từ năm 1988.

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index, đo lường sức mạnh đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ chính, đã có tháng Tư tồi tệ nhất kể từ năm 2022. Tính chung từ đầu năm đến nay, chỉ số này đã giảm 6,5%.

Nguyên nhân chính khiến các đồng tiền trong khu vực mạnh lên là hy vọng về khả năng nối lại đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây được xem là tín hiệu tích cực đầu tiên cho thấy cánh cửa đối thoại song phương có thể mở ra.

Chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump đã gây xáo trộn mạnh trên các thị trường tài chính, khiến giới đầu tư đặt nghi vấn về vị thế trú ẩn an toàn của đồng bạc xanh. Nhiều nhà giao dịch đã nhận định đồng USD sẽ suy yếu và chuyển dịch dòng vốn khỏi các tài sản của Mỹ sau nhiều năm đổ tiền vào đây.

Hương Thủy-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Khách hàng lớn nhất thế giới cắt mạnh nhập khẩu dầu Nga

Trung Quốc - khách hàng dầu mỏ số một thế giới bất ngờ cắt giảm nhập khẩu từ Nga 5,8% trong tháng 4.

Tiếp tục đọc

Diễn biến bất ngờ trong quan hệ năng lượng Nga – Trung Quốc

Trung Quốc từ chối đề xuất mở rộng nhập khẩu khí đốt qua Kazakhstan khiến Gazprom thêm lao đao, trong bối cảnh thị trường châu Âu đã mất và dự án Power of Siberia 2 vẫn đình trệ.

Tiếp tục đọc

Viettel mua băng tần 700MHz, nâng cao chất lượng mạng

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối tần B2 - B2’ của băng tần 700MHz trong vòng 15 năm tới.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay