Hợp tác Á – Âu được thắt chặt để ứng phó thuế quan Mỹ

Hợp tác Á – Âu được thắt chặt để ứng phó thuế quan Mỹ

Châu Á và châu Âu đã và đang thúc đẩy hợp tác để ứng phó với thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump.

Dưới thời Tổng thống Trump, các cuộc đàm phán thương mại giữa Liên minh châu Âu với Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã được thúc đẩy mạnh mẽ trở lại. Ảnh: Reuters

Đối với châu Âu, nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump đã nhanh chóng hiện thực hóa những lo ngại sâu sắc nhất. Bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance tại Hội nghị An ninh Munich hồi tháng Hai đã báo hiệu một cách tiếp cận của Mỹ ngày càng đối lập với các giá trị kinh tế và văn hóa cốt lõi của châu Âu.

Chính những ưu tiên nền tảng của châu Âu — thúc đẩy tự do thương mại toàn cầu và chủ nghĩa đa phương — lại có cơ hội được củng cố, chứ không phải suy yếu, dưới tác động từ các chính sách hiện tại của Mỹ. Và đây cũng chính là nơi mở ra những cơ hội to lớn cho việc thúc đẩy quan hệ sâu rộng hơn giữa EU và châu Á

Theo Eoin Drea, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Wilfried Martens về Nghiên cứu châu Âu, việc mở rộng mạng lưới quan hệ thương mại sẽ đóng vai trò như “tấm lá chắn” chống lại sự hỗn loạn từ tình trạng bất ổn toàn cầu.

Trong bối cảnh đó, việc EU tăng cường hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc và các quốc gia khác ở châu Á sẽ góp phần mở rộng mô hình đa phương dựa trên nguyên tắc thương mại tự do và công bằng.

Những mối quan hệ đối tác này được xây dựng trên nền tảng cam kết chung đối với dân chủ và pháp quyền. Việc làm sâu sắc thêm các mối quan hệ này có thể dựa trên nền tảng các thỏa thuận hiện có, như Hiệp định Thương mại Tự do EU–Hàn Quốc năm 2011 và Hiệp định Đối tác Kinh tế EU–Nhật Bản năm 2019. Thực tế, chính nhiệm kỳ Tổng thống Trump đã thúc đẩy quá trình đàm phán thương mại giữa EU và các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Cách tiếp cận cứng rắn của Washington cũng buộc Brussels phải điều chỉnh chiến lược đàm phán thương mại. Châu Âu hiện có cách tiếp cận thực tế hơn, khi đàm phán các thỏa thuận thương mại theo từng lĩnh vực, thay vì chỉ tập trung vào các hiệp định tự do thương mại toàn diện gắn với cam kết môi trường ngày càng trở thành công cụ thương mại chủ lực.

Bên cạnh đó, những mối quan hệ đối tác này còn có thể tạo ra một nền tảng chung để xử lý một số yêu cầu của Mỹ liên quan đến việc “giảm thiểu rủi ro” từ Trung Quốc.

Theo ông Drea, dù đây là vấn đề nhạy cảm về chính trị, khả năng đưa Washington tham gia trực tiếp vào các vấn đề thương mại mang tính lợi ích chung cùng với EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và các đối tác khác không nên bị loại trừ.

Các cơ chế hợp tác đã từng tồn tại, tiêu biểu như chuỗi hội nghị bộ trưởng thương mại ba bên EU–Mỹ–Nhật trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Tuy nhiên, để tái khởi động tiến trình này sẽ đòi hỏi cam kết chính trị mới từ Washington cũng như việc cập nhật các điều khoản hợp tác nền tảng.

Chính nhiệm kỳ Tổng thống Trump đã thúc đẩy quá trình đàm phán thương mại giữa EU và các quốc gia Đông Nam Á

Tương tự, vào năm 2023, Tổng thống Joe Biden khi đó đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bất chấp bối cảnh chính trị thay đổi, các cuộc đối thoại liên chính phủ trực tiếp giữa những đồng minh cùng chí hướng với Washington vẫn là phương án tiềm năng.

Ông Drea nhấn mạnh, quan hệ châu Âu–châu Á là bước đi tất yếu trong bối cảnh hiện tại.

Hàn Quốc đã nổi lên như nhà cung cấp quân sự chủ chốt cho Đông Âu trong nỗ lực hỗ trợ Ukraine. Nhật Bản đang hợp tác với Anh và Italia trong việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Châu Âu hiện rất cần đến kinh nghiệm và công nghệ của Nhật Bản, Hàn Quốc để tái cấu trúc ngành công nghiệp ô tô, hướng tới kỷ nguyên xe điện, đồng thời đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc và các mức thuế mới từ Mỹ. Thêm vào đó, cả châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng trầm trọng.

Hiện tại, trọng tâm tại Brussels và các đồng minh truyền thống khác của Mỹ là nỗ lực hạn chế thiệt hại kinh tế do chính sách thuế quan đề xuất từ Washington gây ra. Khoảng thời gian tạm hoãn 90 ngày đối với các mức thuế đối ứng của Mỹ nhiều khả năng sẽ chứng kiến các quốc gia cạnh tranh gay gắt để giành quyền gia hạn các ưu đãi thương mại từ Mỹ, với Nhật Bản đang dẫn đầu cuộc đua.

Tuy nhiên, dù sự cạnh tranh ngắn hạn là điều khó tránh khỏi, điều này không nên làm lu mờ một chiến lược dài hạn. Chính trị toàn cầu đã thay đổi, và các liên minh thời kỳ Chiến tranh Lạnh không còn giữ được sự chắc chắn như trước.

Nhà đầu tư huyền thoại người Anh–Mỹ, Sir John Templeton, từng khuyến cáo: “Những nhà đầu tư duy nhất không cần đa dạng hóa danh mục là những người luôn đúng 100%.”

Cẩm Anh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

G7 bỏ qua thuế quan, cam kết giảm mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương từ các nước thuộc nhóm G7 hôm thứ Năm, cam kết giải quyết 'sự mất cân bằng quá mức' trong nền kinh tế toàn cầu và cho biết họ có thể tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga., theo Reuters

Tiếp tục đọc

Giới tài chính Nhật – Mỹ thừa nhận tỷ giá hối đoái do thị trường quyết định

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato vừa nhất trí rằng tỷ giá hối đoái USD - yên hiện phản ánh các yếu tố cơ bản.

Tiếp tục đọc

Xử lý nợ xấu ngân hàng có nhiều tín hiệu tích cực

Với triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản, vấn đề xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng được kỳ vọng có nhiều cải thiện, nhất là trong khâu thanh lý tài sản đảm bảo.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay