IFC, SECO hỗ trợ 500.000 DN Việt Nam tiếp cận nguồn vốn 35 tỷ USD

IFC, SECO hỗ trợ 500.000 DN Việt Nam tiếp cận nguồn vốn 35 tỷ USD

Để thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận vốn lưu động hiệu quả, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) đã ký kết giai đoạn hai của Chương trình Tài trợ Chuỗi Cung ứng (SCF) ngày 17/3 tại Hà Nội.

Đại diện IFC và SECO bắt tay tại lễ ký kết Giai đoạn 2 Chương trình Tài chính Chuỗi Cung ứng (SCF). Ảnh: Hoàng Nam

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế có độ mở cao nhất thế giới, với gần 50% GDP đến từ xuất khẩu. Tuy nhiên, nhiều DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ (SME), vẫn gặp khó khăn trong việc duy trì dòng tiền khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thanh toán chậm, thường từ 30-60 ngày, khiến doanh nghiệp khó mở rộng đơn hàng và tìm kiếm đối tác mới.

Tại lễ ký kết, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Ngọc Cảnh khẳng định tài chính chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản này. “Trên thế giới, đây là một trong những công cụ hỗ trợ vốn lưu động hiệu quả, nhanh chóng và ít rủi ro, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững.”

Theo ông, Việt Nam đang từng bước hoàn thiện hệ thống tài chính chuỗi cung ứng nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn, giảm áp lực tài chính và tăng khả năng cạnh tranh. “Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với IFC và SECO để thúc đẩy các hình thức cho vay qua nền tảng điện tử, đa dạng hóa sản phẩm tài chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.”

Cam kết từ phía Thụy Sĩ cũng rất rõ ràng. Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass nhấn mạnh: “Tiếp cận vốn lưu động không chỉ là vấn đề của SME mà còn ảnh hưởng đến cả các tập đoàn lớn. Tài chính linh hoạt giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra cơ hội phát triển mới.”

Ông Gass cho biết Giai đoạn 2 của SCF sẽ ứng dụng công nghệ, bao gồm blockchain, để nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong tài chính chuỗi cung ứng. “Chúng ta sẽ tận dụng công nghệ để xây dựng các chính sách hỗ trợ linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sự bền vững của hệ thống tài chính.”

Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh: “Việt Nam và Thụy Sĩ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực tài chính, hướng tới xây dựng một hệ thống tài chính chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn, hỗ trợ Việt Nam trên hành trình trở thành nền kinh tế thu nhập cao.”

Chương trình SCF, do IFC khởi xướng với sự hỗ trợ của SECO từ năm 2018, đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong 5 năm qua, chương trình đã giúp cải thiện khung pháp lý, tư vấn chiến lược tài chính cho bốn ngân hàng tại Việt Nam, và hỗ trợ 33 tỷ USD tài trợ vốn lưu động cho các SME.

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Lào và Campuchia, đánh giá tài chính chuỗi cung ứng là yếu tố then chốt trong chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp. “Thương mại là động lực chính của nền kinh tế Việt Nam, và tài chính chuỗi cung ứng sẽ là công cụ quan trọng giúp SME phát triển bền vững.”

Ông cũng nhấn mạnh mục tiêu dài hạn của chương trình: “Việt Nam đang hướng đến trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, và một hệ thống tài chính chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao khả năng cạnh tranh. IFC rất vui mừng được tiếp tục hợp tác với SECO và các ngân hàng trong nước để mở rộng thị trường tài chính chuỗi cung ứng, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.”

Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài chính, Giai đoạn 2 của SCF còn hướng tới hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực thể chế của các tổ chức tài chính và tăng cường nhận thức của doanh nghiệp về tài chính chuỗi cung ứng.

Lễ ký kết không chỉ đánh dấu sự tiếp tục hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Sĩ mà còn mở ra một chương mới, kỳ vọng tạo ra hệ thống tài chính linh hoạt hơn, minh bạch hơn, giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hoàng Nam

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TCBS đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng 20%, nâng vốn vượt 20.800 tỷ đồng

Tại ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, TCBS trình cổ đông kế hoạch chào bán 118,8 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho 25 nhà đầu tư, qua đó tăng vốn điều lệ vượt 20.800 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Đầu tư và cho thuê tài sản TNL gia hạn 5 lô trái phiếu thêm 2 năm

Đầu tư và cho thuê tài sản TNL được chấp thuận kéo dài kỳ hạn 5 lô trái phiếu thêm tối đa 2 năm so với phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư.

Tiếp tục đọc

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa tự phá kỷ lục của chính mình

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng không chỉ tự phá kỷ lục của chính mình mà còn là người Việt đầu tiên làm được việc này.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay