IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ Ba (22/4) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, nêu ra tác động của chính sách thuế quan mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với nền kinh tế thế giới.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 xuống còn 2,8%.

Báo cáo của IMF, đề cập các biện pháp thuế quan nhưng không phải tất cả được đưa ra trong năm nay, dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,8% trong năm nay, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) công bố vào tháng 1.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ đạt 3,0% vào năm sau, giảm 0,3 điểm phần trăm so với dự báo tháng 1.

“Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới khi hệ thống kinh tế toàn cầu đã vận hành suốt 80 năm qua đang được thiết lập lại”, ông Pierre-Olivier Gourinchas – nhà kinh tế trưởng của IMF nói với các phóng viên trước khi báo cáo được công bố.

“Các rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu đã gia tăng và đang có chiều hướng tiêu cực”, ông nói thêm, đồng thời lưu ý rằng các thông báo thuế quan gần đây của Mỹ đã khiến IMF cắt giảm hơn một nửa triển vọng tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm nay.

Báo cáo WEO được công bố trong bối cảnh các lãnh đạo tài chính toàn cầu tập trung tại Washington để tham dự Hội nghị mùa xuân của Ngân hàng Thế giới và IMF, được tổ chức tại trụ sở của hai tổ chức tài chính quốc tế này, chỉ cách Nhà Trắng không xa.

Do việc áp thuế của ông Trump diễn ra gián đoạn, IMF đã chọn ngày 4/4 là mốc chốt, đồng nghĩa họ chưa tính đến các biện pháp áp thuế gần đây nhất, trong đó nâng mức thuế mới đối với Trung Quốc lên tới 145%.

IMF cho rằng nếu các chính sách này được duy trì, tăng trưởng toàn cầu có thể bị chậm lại đáng kể.

Tăng trưởng của Mỹ chậm lại

IMF đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng của Hoa Kỳ xuống còn 1,8% trong năm nay – giảm 0,9 điểm phần trăm so với dự báo của tháng 1. Tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới sau đó dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,7% vào năm 2026.

IMF cho biết trong báo cáo WEO rằng sự suy thoái này là do “sự bất định chính sách ngày càng lớn, căng thẳng thương mại và lực cầu yếu hơn”.

Ông Gourinchas lưu ý rằng, tác động của thuế quan sẽ ảnh hưởng khác nhau đến từng quốc gia, và đối với Mỹ thì đây là một cú sốc “làm giảm năng suất, sản lượng và đẩy giá cả tăng lên”.

Quỹ này đã nâng dự báo lạm phát của Hoa Kỳ trong năm nay lên 3,0% và lên 2,5% vào năm tới.

IMF cũng dự báo mức thuế quan sẽ đẩy giá cả toàn cầu tăng mạnh hơn, nâng dự báo lạm phát giá tiêu dùng toàn cầu lên 4,3% vào năm 2025 và 3,6% vào năm 2026.

Các đối tác thương mại hàng đầu chịu thiệt hại

Các đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ là Mexico, Canada và Trung Quốc đều được dự báo sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thuế quan của chính quyền Trump.

IMF dự báo Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sẽ chứng kiến mức tăng trưởng giảm xuống còn 4,0% trong năm nay, giảm so với mức 5,0% vào năm 2024, khi việc tăng chi tiêu của chính phủ không thể bù đắp được tác động của các loại thuế mới.

Kinh tế Mexico được dự báo sẽ suy giảm 0,3% trong năm nay, giảm 1,7% so với tháng 1, trong khi triển vọng tăng trưởng của Canada cũng giảm mạnh.

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, dự kiến chỉ tăng trưởng 0,6% trong năm nay và năm sau, giảm mạnh so với tháng 1.

Sự suy thoái của châu Âu ngày càng sâu sắc

IMF dự kiến thuế quan sẽ kìm hãm tăng trưởng ở hầu hết các nước châu Âu, trong đó triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng euro bị cắt giảm xuống còn 0,8% vào năm 2025 và 1,2% vào năm tới.

Đức được dự đoán sẽ không tăng trưởng trong năm nay, trong khi triển vọng của Pháp, Anh và Ý cũng đã bị cắt giảm.

IMF đã hạ mạnh triển vọng đối với khu vực Trung Đông nhưng vẫn kỳ vọng hoạt động kinh tế sẽ cải thiện từ năm 2024, khi tình trạng gián đoạn trong sản xuất và vận chuyển dầu giảm dần, “và tác động của các cuộc xung đột đang diễn ra giảm bớt”.

Tại châu Phi cận Sahara, mức tăng trưởng dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống còn 3,8% trong năm nay trước khi phục hồi vào năm sau.

Trước dự báo ảm đạm, ông Gourinchas kêu gọi các nước ngồi vào bàn đàm phán để đạt được thỏa thuận.

“Triển vọng tăng trưởng có thể cải thiện ngay lập tức nếu các nước nới lỏng chính sách thương mại hiện tại và áp dụng các quy tắc thương mại rõ ràng và có thể dự đoán được”, ông nói.

D.Q

Bangkok Post

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Boeing chấp nhận chi 1,1 tỷ USD để tránh bị truy tố

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Tập đoàn Boeing đã đạt thỏa thuận sơ bộ với Bộ Tư pháp Mỹ nhằm tránh bị truy tố hình sự liên quan 2 vụ tai nạn máy bay 737 MAX, khiến tổng cộng 346 người thiệt mạng.

Tiếp tục đọc

Sản xuất iPhone tại Mỹ – câu chuyện cổ tích của hãng công nghệ Apple

Một nhà phân tích tại công ty tài chính Wedbush cho rằng việc chuyển hoạt động sản xuất về Mỹ có thể mất tới một thập kỷ và có thể khiến giá của mỗi chiếc iPhone lên tới 3.500 USD.

Tiếp tục đọc

Sữa Quốc tế LOF “bắt tay” đối tác Newzealand phát triển sản phẩm sữa công thức Kun Doctor

Sữa Quốc tế LOF (LOF) đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm sữa chất lượng cao thông qua việc ký kết toàn diện với công ty GMP Dairy - một trong những công ty về dược phẩm, thực phẩm hàng đầu New Zealand để phát triển dòng sữa công thức dạng bột chất lượng cao cho trẻ em dưới thương hiệu Kun Doctor.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay