IMF: Trả đũa bằng thuế quan ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của châu Á

IMF: Trả đũa bằng thuế quan ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của châu Á

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF cho biết các biện pháp thuế quan trả đũa có nguy cơ phá vỡ triển vọng tăng trưởng trên toàn khu vực, khiến chuỗi cung ứng dài hơn và kém hiệu quả hơn.

Ôtô điện được sản xuất tại nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 19/11 cảnh báo rằng các biện pháp trả đũa lẫn nhau bằng thuế quan có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng kinh tế của châu Á, làm tăng chi phí và gián đoạn chuỗi cung ứng, ngay cả khi khu vực này vẫn được dự đoán là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại một diễn đàn về rủi ro hệ thống ở Cebu, Philippines, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IMF, ông Krishna Srinivasan, cho biết các biện pháp thuế quan trả đũa có nguy cơ phá vỡ triển vọng tăng trưởng trên toàn khu vực, khiến chuỗi cung ứng dài hơn và kém hiệu quả hơn.

Những nhận định này được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về kế hoạch của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc áp đặt thuế quan 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và ít nhất 10% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác.

Thuế quan có thể cản trở thương mại toàn cầu, kìm hãm tăng trưởng ở các quốc gia xuất khẩu và có khả năng làm tăng lạm phát ở Mỹ, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải thắt chặt chính sách tiền tệ bất chấp triển vọng tăng trưởng toàn cầu ảm đạm.

Hồi tháng 10, Liên minh châu Âu (EU) cũng quyết định tăng thuế đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc lên tới 45,3%, dẫn đến phản ứng trả đũa từ Trung Quốc.

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,2% cho cả năm 2024 và 2025, thấp hơn so với dự báo cho khu vực châu Á, ở mức 4,6% trong năm nay và 4,4% trong năm tới.

Ông Srinivasan nhận định châu Á đang “chứng kiến một giai đoạn chuyển đổi quan trọng”, tạo ra sự bất ổn lớn hơn, trong đó có cả “rủi ro nghiêm trọng” của việc leo thang căng thẳng giữa các đối tác thương mại lớn.

Ông nói thêm rằng sự không chắc chắn xung quanh chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển và những kỳ vọng của thị trường trong vấn đề này có thể ảnh hưởng đến các quyết định tiền tệ ở châu Á, từ đó tác động đến dòng vốn toàn cầu, tỷ giá hối đoái và các thị trường tài chính khác./.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay