Indonesia yêu cầu Apple, Google chặn Temu

Indonesia yêu cầu Apple, Google chặn Temu

Động thái mạnh mẽ của chính phủ Indonesia nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước trước sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hóa giá rẻ của Temu tràn vào thị trường.

Động thái trên nhằm ngăn chặn hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào thị trường Indonesia. Ảnh: Xuân Sang.

Ngày 11/10, Indonesia đã yêu cầu Alphabet (công ty quản lý Google) và Apple chặn ứng dụng thương mại điện tử Temu của Trung Quốc trên các cửa hàng ứng dụng tại nước này, theo Reuters.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông của Indonesia, Budi Arie Setiadi, cho biết động thái này nhằm bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, trước “làn sóng” sản phẩm giá siêu rẻ của Temu thuộc PDD Holdings.

Song thực tế, đến hiện tại, Indonesia vẫn chưa ghi nhận bất kỳ giao dịch nào của người dân trên nền tảng này.

Nhận định về mô hình kinh doanh của Temu, Bộ trưởng Budi cho rằng việc nền tảng này cho phép người tiêu dùng kết nối trực tiếp với các nhà máy ở Trung Quốc để giảm mạnh giá thành là một dạng “cạnh tranh không lành mạnh”.

“Chúng tôi không bảo vệ ngành thương mại điện tử, mà đang bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có hàng triệu doanh nghiệp tại Indonesia cần được bảo vệ ngay lúc này”, ông nhấn mạnh trong chia sẻ với Reuters.

Ngoài ra, ông khẳng định chính phủ cũng sẽ chặn bất kỳ khoản đầu tư nào từ Temu vào thương mại điện tử trong nước nếu điều đó xảy ra. Trước đó, hôm 8/10, nền tảng thương mại điện tử nội địa Bukalapak.com của Indonesia đã phủ nhận tin đồn về kế hoạch thâu tóm của Temu.

Vị bộ trưởng cũng thông báo rằng chính phủ đang lên kế hoạch yêu cầu lệnh cấm tương tự đối với dịch vụ mua sắm Shein của Trung Quốc.

Hiện Temu, Shein, Apple và Google vẫn chưa có phản hồi trước các yêu cầu bình luận của Reuters. Đáng chú ý, ứng dụng Temu vẫn có thể được tải xuống từ các cửa hàng ứng dụng tại Indonesia.

Năm ngoái, Indonesia đã buộc nền tảng mạng xã hội TikTok thuộc sở hữu của ByteDance phải ngừng dịch vụ thương mại điện tử để bảo vệ các tiểu thương và dữ liệu người dùng.

Vài tháng sau, TikTok mua phần lớn cổ phần của đơn vị thương mại điện tử thuộc tập đoàn công nghệ Indonesia GoTo để duy trì hoạt động tại thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á.

Theo báo cáo của Google, Temasek Holdings và Bain&Co, ngành thương mại điện tử Indonesia dự kiến mở rộng quy mô lên khoảng 160 tỷ USD vào năm 2030, từ mức 62 tỷ USD năm 2023.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Loạt DN Nhà nước vượt kế hoạch 2024: Tập đoàn lớn nhất Việt Nam thiết lập kỷ lục lợi nhuận 48.900 tỷ, Vietnam Airlines và ACV báo lỗ quý 4?

Các doanh nghiệp nhà nước đã họp tổng kết năm và đưa ra con số kết quả kinh doanh ước tính năm 2024.

Tiếp tục đọc

Cận Tết, thị trường xuất hiện động thái “đi trước đón đầu”, nhà đầu tư liên tục tìm kiếm đất nền sổ đỏ quanh dự án lớn

Các lô đất sổ đỏ nằm cận kề dự án khu đô thị quy mô lớn tiếp tục được nhà đầu tư săn đón trong bối cảnh nguồn cung đất nền ngày càng khan hiếm.

Tiếp tục đọc

Người Mỹ thu nhập thấp vẫn chật vật sau nhiều năm lạm phát cao và lãi suất tăng

Khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở Mỹ đã giảm bớt phần nào, nhưng người Mỹ có thu nhập thấp vẫn phải chật vật sau nhiều năm lạm phát cao và lãi suất tăng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay