Iran thúc giục Trung Quốc cho phép bán 1,7 tỷ USD dầu mắc kẹt

Iran thúc giục Trung Quốc cho phép bán 1,7 tỷ USD dầu mắc kẹt

 Iran đang nỗ lực thu hồi 25 triệu thùng dầu, trị giá 1,75 tỷ USD, mắc kẹt tại cảng Trung Quốc suốt sáu năm do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Iran đang nỗ lực đòi lại 25 triệu thùng dầu bị mắc kẹt suốt sáu năm tại các cảng Trung Quốc do lệnh trừng phạt của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, theo thông tin từ ba nguồn tin Iran và một nguồn Trung Quốc quen thuộc với vấn đề này.

Quốc kỳ Iran tại một khu công nghiệp dầu. Ảnh: Financial Tribune

Vào ngày 20/1 tới, ông Trump sẽ chính thức quay lại cương vị Tổng thống Mỹ, và các nhà phân tích nhận định, ông có thể sẽ tiếp tục gia tăng sức ép bằng các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt hơn nhằm hạn chế nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Tehran, như cách ông đã làm trong nhiệm kỳ trước.

Trung Quốc, vốn tuyên bố không công nhận các lệnh trừng phạt đơn phương, hiện đang mua khoảng 90% sản lượng dầu xuất khẩu của Iran với mức giá chiết khấu, giúp các nhà máy lọc dầu nước này tiết kiệm hàng tỷ USD.

Tuy nhiên, khối lượng dầu mắc kẹt trị giá 1,75 tỷ USD theo giá hiện tại, cho thấy những thách thức Iran đang gặp phải trong việc bán dầu, ngay cả tại thị trường Trung Quốc.

Khó khăn trong thương mại dầu mỏ

Bộ Dầu mỏ Iran không phản hồi khi được yêu cầu bình luận về vấn đề này. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, hợp tác giữa Trung Quốc và Iran là hợp pháp, nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin.

Bất chấp các lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ phương Tây, Iran vẫn duy trì mạng lưới thương mại dầu mỏ rộng lớn trên toàn cầu, dựa vào đội tàu chở dầu “bóng tối” để che giấu hành trình vận chuyển. Phần lớn dầu Iran bán cho Trung Quốc được tái ghi danh thành dầu không phải của Iran trước khi cập cảng.

Tuy nhiên, lô dầu mắc kẹt này được ghi rõ nguồn gốc là dầu Iran khi Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) giao đến các cảng Trung Quốc vào tháng 10/2018, theo các miễn trừ được ông Trump cấp trước đó, hai trong số các nguồn tin tiết lộ.

Dầu được NIOC lưu trữ tại các cảng Đại Liên và Châu Sơn, nơi họ thuê kho chứa để linh hoạt trong việc bán dầu tại Trung Quốc hoặc vận chuyển đến các khách hàng khác trong khu vực. Tuy nhiên, vào đầu năm 2019, ông Trump hủy các miễn trừ, khiến dầu không thể tìm được người mua hoặc thông quan, dẫn đến việc bị mắc kẹt trong kho từ đó đến nay.

Tranh chấp chi phí lưu trữ

Công ty PDA Energy, đơn vị quản lý các bể chứa dầu ở Đại Liên, yêu cầu Iran trả hơn 450 triệu USD phí lưu trữ từ năm 2018, một nguồn tin từ Iran cho hay. Ở Châu Sơn, các bể chứa thuộc quyền quản lý của công ty CGPC, một nhà khai thác tư nhân.

Công ty Cảng Liêu Ninh, đơn vị sở hữu PDA Energy, từ chối bình luận về vấn đề này. Trong khi đó, Reuters không thể liên lạc với CGPC khi các cuộc gọi tới công ty không được phản hồi.

Thúc đẩy đàm phán

Các cuộc đàm phán giữa quan chức Iran và các nhà khai thác kho lưu trữ Trung Quốc về việc thanh toán phí lưu trữ và các điều kiện giải phóng dầu đang trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh lo ngại rằng ông Trump có thể tái siết chặt trừng phạt, một nguồn tin Iran cho biết.

Ngoại trưởng Iran, ông Abbas Araghchi, đã tới Bắc Kinh vào tháng 12 và đạt được một số tiến triển trong vấn đề dầu mắc kẹt, nhưng chi tiết cụ thể không được tiết lộ.

Iran sẽ phải bơm dầu từ các bể chứa lên tàu, tiến hành chuyển giao giữa các tàu trên biển và tái ghi danh để có thể bán dầu, một nguồn tin Iran cho biết, dựa trên kinh nghiệm xuất khẩu dầu Iran và các quy trình thông quan tại Trung Quốc.

Dũng Phan (Theo Energy Now)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VCB: Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT

Vietcombank dự kiến triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 vào ngày 7/3 tới. Đại hội sẽ thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 và bầu bổ sung thành viên thay thế.

Tiếp tục đọc

Cuối năm gửi tiền ở ngân hàng nào hưởng lãi suất tốt nhất: Eximbank dẫn đầu thị trường với kỳ hạn dài, nhóm Big 4 lãi dưới 5%

Bước qua tuần đầu tiên của năm 2025, nhiều ngân hàng chung xu hướng tăng lãi suất. Tuy nhiên, với từng kỳ hạn, các nhà băng niêm yết mức lãi suất khác nhau.

Tiếp tục đọc

Lạm phát Australia tiếp tục giảm báo hiệu sự phục hồi tích cực của nền kinh tế

Tỷ lệ lạm phát tại Australia tiếp tục giảm xuống mức 3,2% trong những tháng cuối năm, mức thấp nhất trong 3 năm qua, cho thấy các chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ Australia đã có hiệu quả.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay