Khó của nền kinh tế số 1 Đông Nam Á: Đồng nội tệ tiếp tục quanh đáy 27 năm, dự kiến tiếp tục giảm khi nỗi lo kinh tế, tài chính bao trùm

Khó của nền kinh tế số 1 Đông Nam Á: Đồng nội tệ tiếp tục quanh đáy 27 năm, dự kiến tiếp tục giảm khi nỗi lo kinh tế, tài chính bao trùm

Lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại và chi tiêu của chính phủ gia tăng đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Ngày 26/3, đồng rupiah của Indonesia dao động quanh mức thấp kỷ lục so với đồng USD. Phục hồi nhẹ sau mức giảm 0,5% của hôm trước, đồng rupiah hiện ở mức 16.585 rupiah đổi 1 USD, gần đáy mọi thời đại là 16.800 rupiah đổi 1 USD vào tháng 6/1998. Đây chính là thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Ngân hàng Indonesia trao đổi với tờ Financial Times rằng họ đã can thiệp vào thị trường trái phiếu và tiền tệ trong ngày 25/3 “để đảm bảo sự ổn định của tỷ giá hối đoái rupiah và duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu ngoại hối, qua đó duy trì niềm tin của thị trường”.

Ngân hàng trung ương cho biết thêm rằng những biến động gần đây của đồng rupiah chủ yếu là do những bất ổn toàn cầu. Trong đó, chính sách thuế quan của ông Trump cũng như tác động của chúng đến các quốc gia khác, chính sách diều hâu tiềm tàng của Fed và căng thẳng địa chính trị là những nguyên nhân chính.

Dù Ngân hàng Indonesia liệt kê những yếu tố bên ngoài, các nhà đầu tư chủ yếu lo lắng về các chính sách của Tổng thống Prabowo Subianto. Chương trình chủ lực của ông là bữa ăn miễn phí cho học sinh và phụ nữ mang thai đã tiêu tốn khoảng 28 tỷ USD/năm, gây áp lực lớn lên tài chính của chính phủ. Indonesia đã công bố thâm hụt ngân sách trong hai tháng đầu năm.

Các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế chậm lại cũng khiến nhà đầu tư phải cân nhắc. Các nhà phân tích cho biết một nền kinh tế trì trệ có thể buộc ngân hàng trung ương phải cắt giảm lãi suất, gây thêm áp lực lên đồng tiền.

Từ đầu năm đến nay, đồng rupiah là đồng tiền có hiệu suất kém nhất trong số các nền kinh tế hàng đầu châu Á. Đồng tiền này đã giảm gần 3% so với USD. Chỉ số chứng khoán chuẩn Jakarta cũng đã giảm khoảng 14% tính theo USD kể từ đầu năm 2025.

Indonesia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng bắt đầu với đồng baht Thái Lan vào năm 1997 và lan rộng khắp châu Á. Khi đó, Indonesia và các quốc gia khác buộc phải dựa vào cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Kinh tế khó khăn thổi bùng các cuộc biểu tình đường phố đòi chấm dứt chế độ Suharto.

Cuộc khủng hoảng là giai đoạn tạo ra một thế hệ các nhà hoạch định chính sách tiền tệ châu Á kiểu mới. Họ tích lũy dự trữ ngoại hối và sẵn sàng can thiệp vào thị trường để đảm bảo rằng khủng hoảng sẽ không bao giờ xảy ra nữa.

Theo dữ liệu của ngân hàng trung ương, Indonesia đã cắt giảm khoảng 1,5 tỷ USD trong số 154 tỷ USD dự trữ để thực hiện các biện pháp can thiệp trong hai tháng đầu năm nay nhằm hỗ trợ đồng rupiah.

Các nhà phân tích của Barclays dự đoán hiệu suất của đồng rupiah sẽ tiếp tục giảm trong quý 2 do áp lực tài chính và tâm lý tiêu cực của các nhà đầu tư nước ngoài đối với tài sản Indonesia.

Trong khi đó, các công ty Indonesia đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc. Sự chuyển hướng của hàng hoá Trung Quốc sang các thị trường mới nổi có thể gia tăng nếu Mỹ tăng thuế đối với nước này. Một trong những công ty may mặc lớn nhất của đất nước là Sritex đã đóng cửa vào tháng trước.

Các nhà quan sát hiện đang tập trung vào việc quản lý một quỹ đầu tư quốc gia mới. Tuần này, Quỹ Danantara đã bổ nhiệm nhà đầu tư tỷ phú Ray Dalio và cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra làm cố vấn nước ngoài. Nhưng các nhà đầu tư vẫn thận trọng về ảnh hưởng chính trị đối với danh mục đầu tư.

Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết “Chúng tôi cho rằng việc thực hiện và vận hành quỹ vẫn còn nhiều vấn đề không chắc chắn. Điều này có thể khiến thị trường biến động do các kế hoạch chi tiêu mạnh tay của chính phủ”.

Theo Reuters, FT

Anh Dũng-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lãi suất cao nhất của Techcombank là bao nhiêu?

Tháng 4/2025, Techcombank áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 4,55%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đây là mức lãi suất dành cho khách hàng cá nhân gửi tại quầy, trong khi khách hàng hội viên Priority và Private có thể nhận lãi suất lên đến 4,75%/năm.

Tiếp tục đọc

ASP: Có lãi trở lại, lên tiếng khi bị Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Phía ASP cho biết, những kết quả tích cực mang lại giúp Công ty có nguồn lực để xử lý phần nào những tồn đọng từ trước đến nay như thất thoát hàng tồn kho, công nợ khó đòi…

Tiếp tục đọc

Vừa khất nợ 2.000 tỷ đồng trái phiếu, chủ đầu tư Palm City báo lỗ trở lại

Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc - chủ đầu tư Palm City báo lỗ 33,3 tỷ đồng trong năm 2024. Đáng chú ý, công ty địa ốc này có đến ¾ năm gần đây báo lỗ sau thuế, dù sở hữu nguồn vốn hóa hàng nghìn tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay