Khủng hoảng chưa từng có ở Intel: CEO từ chức vì bất lực với kế hoạch vực dậy tập đoàn, rủi ro chia tách hoặc bị mua lại rình rập

Khủng hoảng chưa từng có ở Intel: CEO từ chức vì bất lực với kế hoạch vực dậy tập đoàn, rủi ro chia tách hoặc bị mua lại rình rập

Tập đoàn 56 năm tuổi của Mỹ đang sa sút hơn bất kỳ lúc nào.

Patrick Gelsinger, giám đốc điều hành Intel, vừa từ chức. Quyết định phản ánh sự mất kiên nhẫn của ông với kế hoạch vực dậy công ty sản xuất chip từng được coi là biểu tượng của Thung lũng Silicon.

Gelsinger, 63 tuổi, cũng rời khỏi ban giám đốc của nhà sản xuất chất bán dẫn. Ông sẽ được thay thế tạm thời bởi hai giám đốc điều hành của Intel, David Zinsner và Michelle Johnston Holthaus.

Sự việc là chỉ hiệu mới nhất cho thấy sự sa sút của công ty 56 năm tuổi. Intel từng là một trong những cái tên tiên phong mang lại sức hút cho Thung lũng Silicon và trong nhiều năm duy trì danh xưng công nghệ nổi tiếng nhất thế giới. Tuy nhiên, trong cuộc chiến sản xuất chip trí tuệ nhân tạo hàng đầu, Intel sa lầy, nhường chỗ cho các đối thủ mới nổi như Nvidia. 

Việc ông Gelsinger ra đi cho thấy ban giám đốc Intel đã mất niềm tin vào kế hoạch khôi phục tăng trưởng của công ty. Giá cổ phiếu đã giảm 52% trong năm nay. 

Frank Yeary, người sẽ giữ chức chủ tịch điều hành tạm thời trong hội đồng quản trị, cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi còn nhiều việc phải làm tại công ty và cam kết khôi phục niềm tin của nhà đầu tư”.

Hiện Intel đang khó khăn cực độ, thậm chí bị coi là ứng cử viên mua lại tiềm năng hoặc phục vụ mục tiêu chia tách. Quy trình sản xuất mới nhất của công ty, công nghệ được coi là trung tâm kế hoạch xoay chuyển tình thế của ông Gelsinger, khó có thể đưa Intel trở lại vị trí dẫn đầu vào năm tới như đã hứa.

Intel vốn đã mất vị thế dẫn đầu trong phát triển công nghệ sản xuất vào tay TSMC vào cuối thập kỷ trước. Tập đoàn này cũng bỏ lỡ việc cung cấp bộ xử lý cho điện thoại di động và gần đây hơn là thị trường bùng nổ các ứng dụng AI.

Ông Gelsinger trước đó đã bắt tay vào kế hoạch đầy tham vọng là giới thiệu quy trình sản xuất mới trong khi tái thiết Intel thành nhà sản xuất cho các nhà thiết kế chip khác. Ông cũng dành phần lớn thời gian thúc đẩy chính quyền ông Joe Biden và Quốc hội thông qua Đạo luật CHIPS, ra đời nhằm khuyến khích sản xuất nhiều hơn các thành phần silicon cơ bản của Mỹ.

Như một phần của nỗ lực vận động hành lang, ông Gelsinger cam kết xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ, đồng thời hứa hẹn rằng Intel sẽ bắt kịp công nghệ của TSMC vào năm 2025. Ông không ngờ được rằng nhu cầu đối với bộ vi xử lý mới nhất chậm lại và phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt. 

Theo The NY Times, doanh thu Intel đã giảm hơn 30% từ năm 2021 đến năm 2023. Vào tháng 10, công ty công bố khoản lỗ 16,6 tỷ USD trong quý, mức lỗ lớn nhất trong lịch sử.

Ông Gelsinger, thừa nhận rằng chi phí và doanh thu của Intel mất cân bằng, đã công bố kế hoạch cắt giảm 15.000 việc làm vào tháng 8. Sau cuộc họp hội đồng quản trị vào tháng 9, kế hoạch thắt lưng buộc bụng được siết chặt hơn nữa, bao gồm việc trì hoãn kế hoạch xây dựng một nhà máy mới ở Đức.

“Đây là một năm đầy thử thách đối với tất cả chúng tôi khi chúng tôi đưa ra những quyết định khó khăn nhưng cần thiết để định vị Intel”, ông Gelsinger nói. “Việc cắt giảm đã thách thức tôi đến tận cùng, và đây là điều khó khăn nhất mà tôi từng làm trong sự nghiệp của mình”.

Ông Gelsinger gia nhập Intel lần đầu tiên vào năm 1979, cuối cùng trở thành giám đốc công nghệ trong 30 năm đầu tiên làm việc tại nhà sản xuất chip. Nhiệm kỳ đầu tiên trùng với thời kỳ Intel phát triển, trở thành nhà cung cấp chip thống trị cho dòng máy tính cá nhân và sau đó là hệ thống máy chủ cung cấp năng lượng cho internet.

Sau đó, ông Gelsinger rời Intel và lãnh đạo công ty sản xuất phần mềm VMware trước khi quay trở lại tập đoàn vào đầu năm 2021. Ông tuyên bố sẽ khôi phục lại văn hóa lấy kỹ thuật làm trọng tâm vốn được Andy Grove, cố giám đốc điều hành của Intel, xây dựng. 

Tuy nhiên, nền văn hóa này lại ràng buộc Intel với thương hiệu chip máy tính sinh lợi, khiến việc thâm nhập vào các thị trường mới trở nên khó khăn. Phong cách và một số chiến thuật của ông Gelsinger không được một số nhà lãnh đạo kỹ thuật của Intel chấp nhận. Cuộc vận động của ông nhằm tạo ra các quy trình sản xuất mới, quyết định sức mạnh tính toán của chip, cũng gặp phải vấn đề.

Theo các chuyên gia, quy trình sản xuất tiên tiến nhất mang tên 18a và 16a hiện kém xa TSMC. TSMC đang sản xuất 30% chip tiên tiến nhất (chip 2 nanomet) mà không hề có bất kỳ lỗi nào, trong khi quy trình mới của Intel sản xuất ít hơn 10% chip 18a mà không có lỗi. Sự khác biệt về chất lượng đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho Intel để sản xuất cùng một số lượng chip.

Kế hoạch xoay chuyển tình thế của ông Gelsinger một phần phụ thuộc vào việc chính phủ Mỹ cung cấp hỗ trợ tài chính cho việc mở rộng sản xuất. Khi chính quyền ông Joe Biden thúc đẩy Đạo luật CHIPS, ông Gelsinger cam kết chi 100 tỷ USD trong 5 năm tới cho ngành sản xuất của Mỹ, bao gồm xây dựng 2 nhà máy ở Ohio. 

Vào tháng 3, ông Joe Biden cam kết ban đầu 8,5 tỷ USD hỗ trợ kế hoạch của Intel tại Ohio, cũng như mở rộng sản xuất tại Arizona, New Mexico và Oregon. Tuy nhiên, số tiền này mới đây đã giảm xuống còn 7,8 tỷ USD. 

Một số nhà phân tích đã đặt ra câu hỏi về chiến lược của ông Gelsinger. Các cựu thành viên hội đồng quản trị của Intel, bao gồm Reed Hundt và David Yoffie, đã thúc giục công ty chia thành 2 — một để sản xuất chip, phần còn lại để thiết kế chip. Ông Gelsinger công bố kế hoạch biến mảng kinh doanh sản xuất chip của Intel thành một công ty con độc lập, song lập luận rằng thời điểm này chưa thích hợp để tách ra hoàn toàn. Sự ra đi của ông cho thấy cấu trúc mảng kinh doanh của Intel có thể được xem xét lại.

Hiện tại, thay vì chip Intel, máy tính hiện nay được lắp đặt bộ xử lý của nhà Qualcomm, Nvidia, AMD hoặc một số các công ty ít tên tuổi hơn như Santa Clara, Amlogic. Nguyên nhân được cho là do Intel đã chậm chân trong quá trình thâm nhập lĩnh vực kinh doanh bộ xử lý di động vào năm 2011.

Theo: The NY Times, WSJ

Vũ Anh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PHR: Phước Hòa Kampong Thom lợi nhuận vượt hơn 99% kế hoạch

Công ty VRG Phước Hòa Kampong Thom tổ chức Hội nghị Đại biểu người lao động năm 2025, vào ngày 21/12. Công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 và chăm lo tốt cho người lao động.

Tiếp tục đọc

“Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn mặc đồ ông già Noel, lì xì 5 triệu/phong bao, chi 500 triệu mua thuốc cho các bé tại BV Nhi đồng 2 Tp.HCM

Tổng tiền mặt trao tận tay thông qua các bao lì xì lên đến 1 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Loạt lãnh đạo Du lịch Giang Điền bị bắt: Chiêu thức lừa đảo hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư

Theo thông tin từ cơ quan công an, từ năm 2010 đến 2018, Công ty cổ phần Du lịch Giang Điền đã ký khoảng 1.267 hợp đồng mua bán đất nền với các khách hàng và nhà đầu tư, qua đó thu về số tiền hơn 1.000 tỷ đồng

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay