Kích thích tăng trưởng phải kiểm soát được lạm phát

Kích thích tăng trưởng phải kiểm soát được lạm phát

Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025 sẽ gây áp lực lên lạm phát. Kiểm soát yếu tố này trong những tháng tới đóng vai trò rất quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng cao phải đẩy mạnh đầu tư công cả về số lượng và chất lượng. Ảnh tư liệu

Tăng trưởng cao khiến áp lực lạm phát cao hơn

Đánh giá về mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 của Việt Nam, TS. Andrea Coppola – chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào nhận định, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng này, nhưng phải cần rất nhiều điều kiện.


Đồng USD mạnh khiến dòng vốn FDI dịch chuyển về Mỹ

Theo các chuyên gia, việc đồng USD mạnh lên có thể khiến các quỹ nước ngoài ưu tiên tập trung vào thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn tới dòng vốn chuyển dịch quay về Mỹ do lãi suất tại thị trường này tốt hơn. Tuy nhiên, số này không nhiều.


Theo đó, ngoài bối cảnh toàn cầu với lực cầu bên ngoài mạnh từ các đối tác chính như Mỹ, châu Âu, yếu tố nội địa cũng rất quan trọng, cần phải kích cầu trong nước tăng trưởng hơn nữa. Do đó, Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư công cả về số lượng và chất lượng.

Vậy Việt Nam liệu có phải đánh đổi giữa tăng trưởng cao với việc gia tăng lạm phát, TS. Andrea Coppola cho rằng, câu trả lời là có thể. Theo ông, việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn có thể tạo ra lạm phát. Ông cũng lưu ý, kinh tế Việt Nam hội nhập rất sâu rộng vào kinh tế thế giới, nên rủi ro lớn nhất trong giai đoạn này là bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bất định của thế giới. Tăng trưởng cao, tăng trưởng hai con số đặt ra yêu cầu phải theo dõi thận trọng diễn biến của lạm phát và làm tất cả những gì cần thiết để thúc đẩy tiềm năng của nền kinh tế, tăng năng suất và sử dụng nguồn lực công một cách hiệu quả hơn nữa.

“Điều rất quan trọng là cần đảm bảo cho dù làm gì cũng không dẫn tới việc đầu tư không hiệu quả, bao gồm cả đầu tư tư nhân, khiến lạm phát tăng tốc. Như vậy, việc giám sát yếu tố lạm phát trong những tháng tới đóng vai trò rất quan trọng”- TS. Andrea Coppola khẳng định.

Thêm một góc nhìn khác từ tác động của chính sách thuế quan của Mỹ tới mục tiêu tăng trưởng năm 2025 của Việt Nam, TS. Stanley Yap – giảng viên cấp cao ngành Tài chính (Đại học RMIT Việt Nam) cho rằng, đồng USD mạnh hơn sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn, đẩy chi phí sản xuất và lạm phát ở Việt Nam lên cao. Việc áp thuế cũng sẽ làm tăng chi phí tìm nguồn cung ứng của doanh nghiệp ở nước ngoài và có khả năng làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát trong nước.

Vì vậy, theo TS. Stanley Yap, các cơ quan quản lý Việt Nam cần linh hoạt trong chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế, đồng thời giảm thiểu áp lực nhập khẩu lạm phát trong bối cảnh thị trường toàn cầu không chắc chắn về cách thức chính sách thuế đối ứng sẽ được Chính quyền Tổng thống Trump xây dựng và thực hiện ra sao.

Ổn định vĩ mô là ưu tiên hàng đầu

Giới phân tích quốc tế nhận định, chính sách thuế quan của Chính quyền Tổng thổng Trump dự kiến sẽ có tác động đáng kể khiến lạm phát tại Mỹ gia tăng, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Theo PGS. TS Phạm Thế Anh – Trưởng khoa Kinh tế học (Đại học Kinh tế Quốc dân), điều này gây ảnh hưởng tới vấn đề lạm phát tại Việt Nam. Phân tích rõ hơn, PGS. TS Phạm Thế Anh cho biết, lạm phát cao và dai dẳng sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, lãi suất chậm hạ. Điều này có thể dẫn tới tình trạng rút vốn, chuyển lợi nhuận của khối ngoại ở Việt Nam do đồng USD mạnh lên. Đồng thời, làm thu hẹp dư địa chính sách tiền tệ của Việt Nam (lãi suất, rủi ro tỷ giá tiếp tục cao). Ở trong nước, rủi ro lạm phát tăng trở lại do theo đuổi tăng trưởng cao. Theo đó, lạm phát kỳ vọng leo cao với kế hoạch mở rộng tín dụng và đầu tư công.

PGS.TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh, muốn đạt được tăng trưởng cao thì ưu tiên hàng đầu là cần đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, cần phải giữ lạm phát và lãi suất ở mức thấp vừa phải, tỷ giá ổn định, hệ thống tài chính lành mạnh, nợ công bền vững.

Ông cũng khẳng định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao trong ngắn hạn thì đầu tư công là động lực chính để hoàn thiện hệ thống hạ tầng. Bên cạnh đó, cần có chính sách cụ thể kéo các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia vào các chương trình đầu tư công (có thể giao, chỉ định thầu, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, từ đó mới tối đa được tác động của đầu tư công).

Đồng thời, đa dạng và mở rộng thị trường xuất khẩu; tập trung vào các ngành hàng Việt Nam có ưu thế, có giá trị gia tăng cao, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại và xuất xứ hàng hóa.

Trong dài hạn, theo vị chuyên gia này, cần tập trung vào các nhóm chính sách cải thiện tổng cung tiềm năng. Trong đó, cải thiện môi trường thể chế, sắp xếp lại bộ máy, giảm đầu mối, hiệu quả hơn trong việc tháo gỡ các nút thắt… Ngoài ra, cần có chính sách thu hút nguồn lực chất lượng cao làm việc tại Việt Nam, bao gồm cả khu vực nhà nước; phân bổ ngân sách phù hợp cho nghiên cứu và phát triển (R&D); thu hút được các tập đoàn lớn xây dựng và chuyển giao các trung tâm R&D ở Việt Nam. Đồng thời, cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế theo lộ trình đã đề ra, hướng tới phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả hơn…

Cân nhắc can thiệp chính sách tài khóa và tiền tệ khi cần thiết

Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Bá Hùng – chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, việc tăng lạm phát tại Mỹ sẽ duy trì lãi suất đồng USD ở mức cao. Cộng thêm với việc đồng USD đang mạnh lên cũng gây áp lực tỷ giá lên đồng Việt Nam (VND).

Tuy nhiên, theo ông, VND sẽ không bị mất giá quá lớn, bởi chính sách ngoại hối của Việt Nam tương đối linh hoạt. Việt Nam có ưu điểm là thặng dư thương mại tương đối tốt nên dự trữ ngoại hối cũng tích cực. Dự trữ ngoại hối tính đến cuối năm 2024 khoảng gần 90 tỷ USD.

Đồng quan điểm, theo TS. Stanley Yap, để ứng phó với áp lực tỷ giá, Chính phủ cần theo dõi sự chênh lệch lãi suất thị trường và biến động tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và Mỹ. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định tăng lãi suất do lạm phát gia tăng ở Mỹ, điều này sẽ làm đồng USD mạnh lên. Hệ quả là tỷ giá USD/VND sẽ tăng và tạo áp lực làm VND yếu đi. Điều này có thể đòi hỏi sự can thiệp về chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Nếu cuộc chiến thuế quan gây ra gián đoạn kinh tế nghiêm trọng ở Việt Nam, Chính phủ có thể cân nhắc can thiệp vào các chính sách tài khóa để giảm bớt tác động bất lợi của thuế quan, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc thương chiến.

Thảo Miên-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lợi nhuận 2024 của chủ khu đô thị đắt đỏ bậc nhất Sài Gòn đạt hơn 2.000 tỷ đồng – thấp nhất 4 năm

Tổng số nợ phải trả của Phú Mỹ Hưng là 20.810 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,73. Dư nợ trái phiếu của công ty khoảng 7.958 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Thị trường nông sản xuất khẩu: Nhìn từ ‘bức tranh’ xuất khẩu quý I

Mặc dù “bức tranh” xuất khẩu nông sản trong quý 1/2025 vẫn khả quan, tuy nhiên, nếu soi kỹ một số mặt hàng chủ lực như rau quả, thủy sản, lúa gạo…với những trồi sụt thất thường sẽ thấy còn nhiều thách thức phía trước cần vượt qua. Nhất là các hàng rào kỹ thuật, rủi ro biến động thị trường, năng lực cạnh tranh.

Tiếp tục đọc

Bộ Công thương: Việt Nam đang tích cực triển khai nhiều giải pháp cụ thể để hướng tới cán cân thương mại hài hòa và bền vững với Hoa Kỳ, EU…

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, đầu tháng 4/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay