Kinh tế châu Âu sẽ chịu thiệt hại đáng kể từ chính sách thuế quan của ông Donald Trump

Kinh tế châu Âu sẽ chịu thiệt hại đáng kể từ chính sách thuế quan của ông Donald Trump

Chiến thắng của ông Donald Trump có thể khiến kinh tế châu Âu mất đến 260 tỷ euro, đe dọa tăng trưởng, đầu tư và ổn định tài chính toàn khu vực.

Đề xuất áp thuế 10% của ông Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của châu Âu như ô tô và hóa chất, có thể khiến GDP khu vực này giảm tới 1,5%, tương đương khoảng 260 tỷ euro.

Thành viên hội đồng quản lý ECB và Thống đốc Ngân hàng Hy Lạp, Yannis Stournaras. Ảnh: Louisa Gouliamaki

Các nhà phân tích dự báo, động thái này sẽ dẫn đến khả năng cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), suy yếu đồng euro và nguy cơ suy thoái kinh tế.

Theo nhiều phân tích kinh tế, nếu cựu Tổng thống Trump quay trở lại Nhà Trắng, chính sách thuế quan toàn diện có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của châu Âu, gây áp lực lên các ngành công nghiệp phụ thuộc vào thương mại, đặc biệt là ô tô và hóa chất. Những tác động lâu dài này có thể dẫn đến xung đột thương mại kéo dài, buộc ECB phải có những điều chỉnh mạnh mẽ về lãi suất để giảm thiểu thiệt hại.

Theo dữ liệu từ Ủy ban châu Âu, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) sang Mỹ trong năm 2023 đạt 502,3 tỷ euro, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu ngoài khối EU. Trong đó, ô tô, máy móc, và hóa chất chiếm gần 90% lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ.

Các nhà phân tích tại ngân hàng ABN Amro cảnh báo, nếu chính sách thuế được thực hiện, các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại như Đức và Hà Lan sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất.

ABN Amro ước tính chính sách thuế của ông Trump có thể làm giảm khoảng 1,5 điểm phần trăm tăng trưởng của châu Âu, tương đương với tổn thất kinh tế tiềm năng khoảng 260 tỷ euro dựa trên dự báo GDP năm 2024 của châu Âu là 17,4 nghìn tỷ euro.

Thương mại EU với Hoa Kỳ theo nhóm sản phẩm. Ảnh: European Commission

ECB có thể sẽ phải cắt giảm lãi suất mạnh tay, trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Điều này có thể tạo ra sự chênh lệch chính sách tiền tệ lớn nhất giữa hai bên kể từ khi đồng euro ra đời năm 1999, và đồng euro suy yếu có thể giúp xuất khẩu cạnh tranh hơn nhưng cũng sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu.

Theo ông Dirk Schumacher, Giám đốc nghiên cứu kinh tế vĩ mô châu Âu tại Natixis Corporate & Investment Banking, chính sách thuế 10% có thể khiến GDP Đức giảm 0,5%, Pháp giảm 0,3%, Ý giảm 0,4%, và Tây Ban Nha giảm 0,2%. Ông Schumacher cũng cảnh báo khu vực đồng euro có thể rơi vào suy thoái.

Theo các nhà kinh tế của Goldman Sachs, bao gồm ông James Moberly và Sven Jari Stehn, chính sách thuế toàn diện của ông Trump có thể khiến GDP khu vực đồng euro giảm khoảng 1%.

Điều này sẽ khiến lợi nhuận của các công ty châu Âu bị giảm đáng kể, với lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu giảm từ 6-7 điểm phần trăm, xóa bỏ triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của năm 2025.

Ngoài ra, do tác động của bất ổn thương mại, các doanh nghiệp có thể sẽ cắt giảm chi tiêu đầu tư, tương tự như những gì đã xảy ra trong các cuộc xung đột thương mại trước đây.

Một báo cáo gần đây của UBS do ông Samuel Adams dẫn đầu cho biết, nếu áp dụng thuế 10% toàn diện, tác động lên GDP khu vực đồng euro có thể nằm trong khoảng từ 0,5% đến 1%. Ngân hàng UBS cảnh báo thị trường chứng khoán châu Âu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là các lĩnh vực tiêu dùng và công nghệ.

Chính sách của ông Trump cũng có thể gây áp lực buộc các nước châu Âu tăng chi tiêu quân sự. Ông Trump đã tuyên bố sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine, đẩy trách nhiệm này sang châu Âu.

Hiện tại, Mỹ dành khoảng 40 tỷ euro hàng năm cho Ukraine, tương đương 0,25% GDP của EU. Nếu châu Âu phải đáp ứng mục tiêu chi tiêu 2% GDP của NATO và bù đắp phần thiếu hụt từ Mỹ, EU có thể phải tăng thêm 0,5% GDP mỗi năm cho ngân sách quốc phòng.

Một nghiên cứu từ Trường Kinh tế London do ông Aurélien Saussay dẫn đầu ước tính, GDP khu vực đồng euro có thể giảm nhẹ hơn, chỉ khoảng 0,11%, với Đức giảm 0,23% và Ý chỉ giảm 0,01%. Ông Andrew Kenningham, Kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại Capital Economics, dự báo giảm dưới 0,5% cho toàn khu vực.

Mặc dù mức độ thiệt hại có thể khác nhau, các chuyên gia cảnh báo rằng những thay đổi lớn về cấu trúc như chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và hạn chế xuất khẩu sẽ là thách thức lớn đối với châu Âu.

Dũng Phan (Theo Euronews)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay