Kinh tế Mỹ lại đối mặt áp lực lạm phát

Kinh tế Mỹ lại đối mặt áp lực lạm phát

Nỗi lo lạm phát lại tăng lên với kinh tế Mỹ khi chính sách thuế, trục xuất người nhập cư của ông Donald Trump có khả năng thành hiện thực.

Nhiều người Mỹ lại lo lắng lạm phát cao quay trở lại (Ảnh The Time)

Sau đại dịch COVID-19 do đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm hàng hóa cục bộ và tác động từ chính sách chi tiêu công quá lớn của chính phủ Mỹ, lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới vượt 9%, mức kỷ lục lịch sử trong 4 thập kỷ.

Để chống lại lạm phát, Cục dự trữ Liên bang (FED) thực hiện 11 lần tăng lãi suất liên tiếp, lên kịch trần 5,25-5,50% vào tháng 7/2023, đây là mức lãi suất cao nhất trong vòng 22 năm.

Lãi suất đồng đô la quá cao đã “bóp nghẹt” nhiều nền kinh tế, làm nghẽn dòng vốn đầu tư toàn cầu, gây áp lực lên việc trả nợ; đồng thời gây hỗn loạn cơ cấu tài chính, tỷ giá tại nhiều quốc gia. Cho đến nay, tác động của lãi suất cao vẫn chưa lộ diện hoàn toàn.

Hiện tại, lạm phát tại Mỹ đã giảm xuống mức khoảng 2,8 – 3%, lãi suất FED cũng đã giảm. Điều này góp phần làm bớt căng thẳng cho môi trường tài chính, tiền tệ toàn cầu, tạo đà phục hồi kinh tế. Nhưng triển vọng tốt đẹp có thể sớm bị dập tắt.

Các quan chức của FED tại cuộc họp tháng 12/2024 đã bày tỏ lo ngại về lạm phát và tác động mà các chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gây ra. Bản báo cáo của FED nhiều lần đề cập đến tác động mà những thay đổi trong chính sách nhập cư và thương mại có thể gây ra đối với nền kinh tế Mỹ.

Thứ nhất, thuế nhập khẩu từ 10 – 60% đối với hàng hóa nhập khẩu toàn cầu, cộng thêm 25% phụ thu với hàng hóa Canada và Mexico sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ tăng lên đáng kể. Vì sao?

Bởi vì, các doanh nghiệp nhập khẩu ở Mỹ sẽ chuyển thuế vào giá thành sản phẩm, người tiêu dùng tại Mỹ phải chi ra nhiều hơn để mua hàng. Điều này sẽ khiến giá hàng hóa tiêu dùng tăng mạnh. Tiếp đến, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất tại Mỹ phải chịu thuế, làm tăng chi phí sản xuất, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng tăng. Tất cả hai chiều hướng này đều thúc đẩy lạm phát.

Người nhập cư không có giấy tờ hiện chiếm khoảng 17% trong tổng lực lượng lao động của Mỹ (Ảnh Getty Images)

Thứ hai, chính sách trục xuất và ngăn cấm nhập cư của ông Donald Trump sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung lao động tại Mỹ. Nếu không có lực lượng này, giá lao động sẽ tăng vọt, tất cả quy tụ về giá thành sản phẩm bán ra.

Người nhập cư không có giấy tờ hiện chiếm một tỷ lệ đáng kể, tương đương khoảng 17% trong tổng lực lượng lao động của Mỹ, đặc biệt trong các ngành như xây dựng, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và khách sạn, nơi lao động tay nghề thấp chiếm ưu thế.

Một nhóm các nhà kinh tế học từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính rằng trường hợp cực đoan nhất – nếu chính quyền Trump trục xuất 8,3 triệu người nhập cư, sẽ đẩy giá cả tăng 9,1% vào năm 2028. Chỉ cần trục xuất 1,3 triệu người nhập cư cũng sẽ làm giá cả tăng 1,5%.

Một cách ứng xử quen thuộc của FED để chống lạm phát là giữ lãi suất đồng đô la ở mức cao. Điều này khiến những “vết thương” cũ của kinh tế Mỹ chưa kịp lành lại tái phát. Hiện tại, FED đã giảm triển vọng cắt giảm lãi suất 4 lần trong năm 2025 xuống còn 2 lần. Theo thước đo FedWatch, các nhà giao dịch đang để 100% khả năng FOMC sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 28-29/1.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Việt Nam: Điểm sáng nổi bật trong bản đồ công nghệ

Sau khi tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới Nvidia tuyên bố mở Trung tâm Nghiên cứu và phát triển (R&D) và Trung tâm Dữ liệu về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam, giới chuyên gia nhận định, vị thế công nghệ của Việt Nam đang thay đổi, đang trở thành điểm sáng nổi bật trong bản đồ công nghệ Đông Nam Á thời điểm hiện tại.

Tiếp tục đọc

Châu Âu tăng mua LNG Nga dù nỗ lực giảm phụ thuộc nhiên liệu hóa thạch

Châu Âu nhập 17,8 triệu tấn LNG Nga năm 2024, tăng 2 triệu tấn, dù nỗ lực giảm phụ thuộc năng lượng Nga giữa bối cảnh địa chính trị căng thẳng.

Tiếp tục đọc

[Infographic] Xuất nhập khẩu tháng 12 đạt 70,52 tỷ USD

Trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 70,52 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay