Kinh tế Nga trong “bão trừng phạt”: Từ thích ứng đến đột phá

Kinh tế Nga trong “bão trừng phạt”: Từ thích ứng đến đột phá

 Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.

Phiên toàn thể ngày 26/11 có sự tham dự của các diễn giả là lãnh đạo các bộ ngành, tập đoàn, kinh tế-tài chính chủ chốt của LB Nga. Ảnh: Duy Trinh – PV TTXVN tại LB Nga

Trong hai ngày 26-27/11, tại Đại học Tổng hợp Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga (FU) đã diễn ra Diễn đàn Quốc tế lần thứ 9 với chủ đề “Chính sách kinh tế mới 2.0: Từ thích ứng đến đột phá”.
Diễn đàn quy tụ rất đông đại diện các bộ, ngành then chốt trong lĩnh vực kinh tế-tài chính, doanh nghiệp và cộng đồng khoa học để thảo luận các vấn đề thời sự của nền kinh tế toàn cầu và chính sách kinh tế-xã hội của nước Nga trong bối cảnh hiện nay. Theo ban tổ chức, diễn đàn năm nay có sự tham dự của hơn 4.500 đại biểu từ 20 quốc gia.
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay. Nền kinh tế đang cho thấy sự tăng trưởng, và nhiệm vụ đặt ra hiện nay là chuyển từ bảo vệ nền kinh tế sang mục tiêu phát triển chiến lược. Mới đây, Nga đã thông qua ngân sách cho năm 2025 và 2 năm tiếp theo. Nếu ngân sách năm 2024 được gọi là ngân sách cho “thắng lợi” thì ngân sách 2025 là ngân sách cho “đi đầu về công nghệ”. Điều đó nói lên định hướng ưu tiên phát triển tiếp theo của Nga, sau khi xác định làm chủ công nghệ là yếu tố quan trọng để bảo vệ nền kinh tế trước sức ép trừng phạt từ năm 2014 và đặc biệt dồn dập trong hai năm gần đây.
Năm 2024, Nga dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 4%. Nền kinh tế Nga được cho là “nóng lên” trong năm qua do những hỗ trợ từ ngân sách và cần được giảm nhiệt trong năm tới, khi có ý kiến cho rằng tăng trưởng năm 2025 nên được dự kiến ở mức 2,5%. Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong ba năm gần đây, nguồn hỗ trợ tăng trưởng từ ngân sách chỉ chiếm 10% GDP, nhấn mạnh rằng tăng trưởng bền vững chỉ có thể nhờ vào nguồn vốn tư nhân chứ không phải ngân sách.
Trả lời những câu hỏi liên quan đến hai vấn đề nổi cộm hiện nay là lãi suất và lạm phát ở mức cao, ông Siluanov khẳng định Nga sẽ không liên tục thực hiện chính sách hỗ trợ, kích cầu, vì sẽ dẫn đến hệ quả ngân hàng tăng lãi suất. Ông tuyên bố trong ba năm tới nhà nước sẽ triển khai chính sách ngân sách cân đối, cân bằng, nhưng sẽ tiếp tục đầu tư cho những lĩnh vực trọng yếu, trong đó có công nghệ cao, và các lĩnh vực đảm bảo các mục tiêu phát triển quốc gia.
Đề cập đến sự phát triển mạnh mẽ của tổ hợp nông nghiệp Nga, nền tảng không chỉ giúp nước này có thể đảm bảo nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang 160 quốc gia trên thế giới, Bộ trưởng Nông nghiệp Oksana Lut cho rằng Nga là nước có giá thực phẩm phải chăng nhất thế giới, và điều này sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh. Bà lưu ý rằng Nga hiện đứng thứ ba trên thế giới về nguồn cung cấp thực phẩm và có thể vươn lên vị trí thứ hai rồi đứng đầu thế giới nếu ứng dụng công nghệ.
Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước thân thiện cũng là định hướng được Nga phát triển mạnh. Theo thông tin do Thống đốc tỉnh Moskva, ông Andrei Vorobyov đưa ra tại diễn đàn, khoảng 200 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh này bất chấp các lệnh trừng phạt.

Lãi suất và làm phát ở mức cao là hai chủ đề được quan tâm nhất. Ảnh: Duy Trinh – PV TTXVN tại LB Nga

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nga, Hiệu trưởng FU Stanislav Prokofiev đánh giá, có được những thành công kinh tế này là nhờ đất nước đã tập trung được mọi nỗ lực. Chính phủ lãnh đạo, Tổng thống chỉ đạo, toàn hệ thống cùng với Ngân hàng Trung ương Nga đã xây dựng được một bộ tổng thể các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nguyên liệu, hỗ trợ sản xuất công nghệ cao, hỗ trợ các vùng phát triển vượt trội. Nhiều hình thức hỗ trợ mới từ nhiều nguồn lực cũng được triển khai, hỗ trợ lãi suất, ưu đãi thuế. Hiệu trưởng Prokofiev đặc biệt nhắc đến vai trò của quá trình số hoá, lấy con người làm trung tâm, đã đem lại rất nhiều tiện ích trong lĩnh vực dịch vụ công, dịch vụ ngân hàng, hệ thống thanh toán, dịch vụ tài chính.
Ông Prokofiev khẳng định, chính việc không coi cấm vận là khó khăn không thể giải quyết, mà là động lực để phát triển, là bí quyết thành công của nền kinh tế “xứ sở Bạch Dương”.

Tâm Hằng-Duy Trinh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Cổ phiếu HPG được khối ngoại gom mạnh, thanh khoản cao nhất thị trường

VN-Index 'nhuộm' sắc xanh xuyên suốt thời gian giao dịch phiên 23/12. Tuy nhiên, giao dịch của khối ngoại lại là điểm trừ khi 'quay đầu' bán ròng khoảng 311 tỷ đồng trên toàn thị trường, nhưng cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn được gom mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 55 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

‘Quyền ngắt kết nối’ sau giờ làm việc thu hút quan tâm ở Nhật Bản

Trong bối cảnh nhiều người lao động phải đối mặt với việc thời gian riêng tư bị xâm phạm do thư điện tử (email) và cuộc gọi công việc ngoài giờ, khái niệm 'quyền ngắt kết nối' sau giờ làm đang thu hút sự chú ý tại Nhật Bản.

Tiếp tục đọc

Chi cục Hải quan Thái Nguyên: Vượt khó thu ngân sách ở mức cao nhất

Tính từ đầu năm đến ngày 19/12/2024, số thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan Thái Nguyên (thuộc Cục Hải quan Bắc Ninh) đạt 2.555 tỷ đồng, bằng 102,2% chỉ tiêu được giao và tăng 4,29% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực vượt khó của Chi cục.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay