Kinh tế số khu vực ASEAN duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ

Kinh tế số khu vực ASEAN duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ

Báo cáo của Google Temasek và Bain cho thấy tổng giá trị hàng hóa kinh tế số của khu vực ASEAN duy trì mức tăng trưởng 2 con số, đạt 263 tỷ USD trong năm 2024.

Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử là Hiệp định đầu tiên của ASEAN về thương mại điện tử. AANZFTA là thỏa thuận đầu tiên với đối tác có chương về thương mại điện tử. RCEP là thỏa thuận có chương thương mại điện tử mới nhất có hiệu lực và DEFA là hiệp định kinh tế số đầu tiên về kinh tế số ở cấp độ khu vực đang trong quá trình đàm phán.

Vì là Hiệp định thời kỳ đầu, AANZFTA và Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử có phạm vi cam kết tương đối hẹp, khả năng bao phủ và giải quyết các vấn đề phát sinh từ môi trường kỹ thuật số thấp so với tốc độ phát triển mang tính đột phá đang diễn ra trong thực tế.

Sau này, Hiệp định AANZFTA được nâng cấp, cùng với các Hiệp định thế hệ mới có phạm vi cam kết và mức độ bao phủ rộng hơn.

Các cam kết ngoài những vấn đề liên quan tới hợp tác, giao dịch phi giấy tờ, xác thực điện tử và chữ ký điện tử, bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến, thông tin cá nhân trực tuyến, môi trường quản lý trong nước và giải quyết tranh chấp, thì còn bao gồm các nội dung liên quan tới lưu chuyển thông tin xuyên biên giới, vị trí của các cơ sở máy tính, an ninh mạng, thanh toán điện tử và logistic, các điều khoản về thuế hải quan, tin nhắn điện tử thương mại không được yêu cầu và không phân biệt đối xử với các sản phẩm kỹ thuật số.

Sự mở rộng các cam kết nhằm đáp ứng sự thay đổi và tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số ASEAN, đồng thời đảm bảo phù hợp với những thay đổi trong lĩnh vực này và các cam kết ngày càng tăng trong các thỏa thuận khác, như trong trường hợp thương mại hàng hóa và dịch vụ, các cam kết số không chỉ bao gồm quyền tiếp cận thị trường mà còn bao gồm các quy tắc và quy định quản lý việc di chuyển hàng hóa và dịch vụ số qua biên giới, cũng như các biện pháp tạo thuận lợi thương mại.

Báo cáo của Google Temasek và Bain mới công bố cho thấy tổng giá trị hàng hóa kinh tế số của khu vực ASEAN tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số, đạt 263 tỷ USD trong năm 2024, tăng 15% so với năm 2023. Trong đó thương mại điện tử là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế số ASEAN, với tổng giá trị hàng hóa đạt 159 tỷ USD trong năm 2024, tăng 15% so với năm trước. Dự kiến tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử có thể đạt giá trị 370 tỷ USD vào năm 2030.

Tổng giá trị hàng hóa kinh tế số, thương mại điện tử khu vực ASEAN

Để đạt được những kết quả khả quan như vậy, ASEAN sớm đã có những chuẩn bị, định hướng nhằm phát triển lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số.

Các nước thành viên ASEAN hiện đang tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do, trong đó các Hiệp định thương mại tự do có các điều khoản về thương mại điện tử, cụ thể có thể kể tới như Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử, Hiệp định Khung về kinh tế số ASEAN (DEFA)…

Tuy nhiên, sự chênh lệc trong ASEAN, cùng tham vọng phát triển nền kinh tế số của từng nước thành viên, các chính sách quốc gia khác nhau có thể làm chậm tốc độ thực hiện các cam kết. ASEAN sẽ cần tìm ra tiếng nói chung, tập trung vào việc thu thập, phổ biến các thực tiễn tốt, các hoạt động nâng cao năng lực để phân tích chi phí lợi ích đáng tin cậy về các cam kết này.

Hà An

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Dấu ấn M&A 2024: Top 10 thương vụ của năm

Mặc dù nền kinh tế chung và DN còn khó khăn nhưng mua bán sáp nhập DN (M&A) năm 2024 tại Việt Nam vẫn khá nhộn nhịp với nhiều thương vụ lớn. Cùng VietnamFinance điểm lại những vụ M&A ấn tượng năm 2024.

Tiếp tục đọc

Phú Xuyên, Hà Nội: Liên danh Tân Đạt – Quảng Tây – Giao thông 575 gặp đối thủ “nặng ký”

Phú Xuyên, Hà Nội: Liên danh Tân Đạt – Quảng Tây – Giao thông 575 gặp đối thủ “nặng ký”

Tiếp tục đọc

Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20-12-2024 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay