Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức

Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức

 Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ảnh: Công Tuyên – PV TTXVN tại Trung Quốc

Dữ liệu chính thức công bố ngày 19/5 cho thấy tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, tác động của thuế quan đối với hoạt động kinh tế Trung Quốc chưa gây ra ảnh hưởng đáng kể. Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận nhằm giảm thuế quan trong 90 ngày. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc vẫn phải đối mặt với mức thuế 30% bên cạnh các loại thuế hiện hành.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy sản lượng công nghiệp trong tháng Tư tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 7,7% trong tháng Ba, song vẫn cao hơn dự báo về mức tăng 5,5% trong cuộc khảo sát của hãng Reuters trước đó.
Doanh số bán lẻ, một thước đo về chi tiêu tiêu dùng, tăng 5,1% trong tháng Tư, giảm so với mức tăng 5,9% trong tháng Ba và thấp hơn dự báo tăng 5,5% trước đó.
Kinh tế Trung Quốc đã tăng 5,4% trong quý I/2025, cao hơn dự kiến. Các nhà lãnh đạo nước này kỳ vọng sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% của trong năm nay, bất chấp cảnh báo từ các nhà kinh tế rằng chính sách thuế quan của Mỹ có thể làm chệch đà tăng trưởng.
Ông Raymond Yeung, chuyên gia tại ngân hàng Australia & New Zealand Banking Group Ltd., cho rằng dữ liệu về sản lượng công nghiệp chỉ phản ánh một phần của nền kinh tế. Ông nói thêm rằng số liệu doanh số bán lẻ tháng Tư cho thấy người dân không sẵn sàng chi tiêu và để đạt được mức tăng trưởng 5%, Trung Quốc vẫn cần thúc đẩy tiêu dùng.
Mặc dù trong tháng này, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng thương mại, song tình trạng bất ổn xung quanh các cuộc đàm phán tiếp theo hướng tới một thỏa thuận cuối cùng có thể khiến các doanh nghiệp thận trọng về việc mở rộng sản xuất hoặc đầu tư vào các dự án mới.
Một số ngân hàng quốc tế lớn, trong đó có Goldman Sachs Group Inc., đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2025 cho Trung Quốc. Song các con số dự báo của họ vẫn thấp hơn mục tiêu của Trung Quốc. Nhiều nhà kinh tế đang kỳ vọng việc giảm leo thang căng thẳng sẽ giúp chính phủ có thêm thời gian trước khi cần triển khai thêm các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.

Trà My-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Tỷ phú Trần Đình Long đầu tư khu công nghiệp gần 3.400 tỷ đồng tại Hải Phòng

Tính đến hết tháng 6/2025, tổng quỹ đất khu công nghiệp (KCN) của Tập đoàn hiện đạt 1.733 ha.

Tiếp tục đọc

DCF: Lãnh đạo DECOFI gom 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 10.000 đồng, toàn bộ tiền dùng để trả nợ ngân hàng

CTCP Xây dựng và Thiết kế Số 1 (DECOFI, mã chứng khoán: DCF) vừa thông qua kế hoạch chào bán riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu cho 7 nhà đầu tư cá nhân với mức giá cố định 10.000 đồng một cổ phiếu. Đáng chú ý, toàn bộ người tham gia mua đều là lãnh đạo chủ chốt của công ty, trong khi toàn bộ số tiền huy động 100 tỷ đồng sẽ được dùng để tất toán khoản vay ngắn hạn tại một ngân hàng.

Tiếp tục đọc

Loạt doanh nghiệp sớm báo lãi nghìn tỷ trong 6 tháng đầu năm

Ghi nhận chung, các DN chăn nuôi cùng lãi lớn, ngành hàng không hồi phục, trong khi nhóm dệt may tăng trưởng tích cực nhờ chiến lược 'chạy đua' với 90 ngày gia hạn thuế quan.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay