Kinh tế Trung Quốc duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024
Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì đà tăng trưởng trong quý IV/2024, đáp ứng kịp thời các mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ nước này đã đề ra.
Dây chuyền sản xuất đèn LED của Công ty TNHH Cổ phần khoa học công nghệ quang điện Hoa Kiệt tỉnh Sơn Tây. Ảnh: Công Tuyên – PV TTXVN
Đây là nhận định của Phó Nghiên cứu viên Viện Khoa học xã hội Trung Quốc,Wang Xifeng, đăng tải trên tờ Global Times số ra mới đây.
Theo ý kiến của chuyên gia này, xu hướng cải thiện kinh tế Trung Quốc ngày càng rõ rệt, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Từ quý I/2024 đến quý III/2024, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đạt 94.974,6 tỷ nhân dân tệ (13.120 tỷ USD), tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý III/2024, GDP tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái và 0,9% tính theo quý, với các chỉ số kinh tế chính trong phạm vi hợp lý.
Sản lượng công nghiệp của nước này vẫn ổn định ở mức 5,8% trong cả ba quý, giúp Trung Quốc trở thành một trong những nước có hoạt động công nghiệp tốt nhất trên toàn cầu. Sản xuất thiết bị và sản xuất công nghệ cao chứng kiến sự tăng trưởng cao hơn.
Tính theo từng lĩnh vực, sản lượng công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc tăng 9,1%. Sản xuất xanh có động lực mạnh mẽ, dẫn đầu toàn cầu. Sản lượng xe năng lượng mới tăng 33,8%. Nền kinh tế thông minh kỹ thuật số cũng đang phát triển nhanh chóng.
Trong lĩnh vực dịch vụ, sản lượng của ngành này tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 9/2024 , chỉ số sản xuất dịch vụ tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,5 điểm phần trăm so với tháng 8/2024, phản ánh sự phục hồi ổn định của ngành.
Đáng chú ý, lĩnh vực xuất nhập khẩu hình thành lợi thế mới. Tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc lập mức cao kỷ lục, tạo ra ưu thế về quy mô. Từ tháng 1- 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 32.330 tỷ nhân dân tệ, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái và lần đầu tiên vượt mốc 32.000 tỷ nhân dân tệ. Xuất khẩu thiết bị cao cấp của Trung Quốc tăng mạnh, tạo ra lợi thế mới về chất lượng.
Đa dạng hóa các đối tác xuất nhập khẩu đã tạo ra một lực lượng mới để chống lại rủi ro. Từ tháng 1-9/2024, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với các quốc gia dọc theo Sáng kiến “Vành đai và Con đường” đạt 15.210 tỷ nhân dân tệ, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái và nâng tỷ trọng trong tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc lên 47,1%.
Trong cùng kỳ, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc với các thành viên khác của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đạt 9.630 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, cả hai con số này đều vượt qua tốc độ tăng trưởng thương mại của Trung Quốc với Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.
Trong khi đó, tiêu dùng cũng cho thấy triển vọng mới tươi sáng. Trong ba quý đầu năm nay, tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng đạt 35.356,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chính sách kinh tế của Trung Quốc có tính đàn hồi và niềm tin vẫn ở mức cao, được thúc đẩy bởi các yếu tố tích cực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ổn định của nền kinh tế Trung Quốc. Chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ đã hỗ trợ tích cực, với việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hỗ trợ hẠ lãi suất chính sách.
Ngoài ra, các công cụ chính sách tiền tệ mới đã được thiết lập cùng với một gói chính sách tài khóa gia tăng toàn diện để thúc đẩy tăng trưởng và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp rất có lợi, trong khi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân mang lại lợi ích thực chất.
Với nhiều chỉ tiêu về nhu cầu sản xuất chuyển đổi tích cực, niềm tin thị trường được cải thiện. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đã tăng trở lại phạm vi mở rộng và tiếp tục tăng trưởng trong nhiều tháng liên tiếp, trong khi chỉ số hoạt động kinh doanh phi sản xuất cũng duy trì trong phạm vi lạc quan.
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận