Kỷ lục lượng tiền được hệ thống ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Kỷ lục lượng tiền được hệ thống ngân hàng “bơm” ra nền kinh tế

Doanh số cho vay trong năm 2024 của toàn hệ thống ngân hàng đạt 23 triệu tỷ đồng. Số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng thêm 2,1 triệu tỷ đồng trong 1 năm qua, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08 % so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt hơn 15,6 triệu tỷ đồng. Trong 1 năm qua, hệ thống ngân hàng đã “bơm” thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.

“Điều đó cho thấy lượng lớn tín dụng đưa ra nền kinh tế, hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp, các lĩnh vực trọng tâm theo tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ”, Phó Thống đốc nói. 

Như vậy, số dư nợ tín dụng tăng thêm trong năm 2024 là con số kỷ lục từ trước đến nay. Trước đó, năm 2021, 2022, 2023, tín dụng lần lượt tăng thêm 1,25 triệu tỷ, 1,48 triệu tỷ và 1,64 triệu tỷ đồng. 

Doanh số cho vay của hệ thống ngân hàng trong năm 2024 cũng ở mức ấn tượng, đạt 23 triệu tỷ đồng. Doanh số thu nợ năm 2024 khoảng 21 triệu tỷ đồng. Trong khi trước đó, năm 2023, doanh số cho vay toàn hệ thống đạt khoảng hơn 19 triệu tỷ đồng. 

Năm 2024, NHNN đã có một số thay đổi trong cơ chế phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Cụ thể, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngày 31/12/2023, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2024, NHNN đã thực hiện 02 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD vào ngày 28/8/2024 và ngày 28/11/2024 theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu và để kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời, tiếp tục triển khai chủ trương của Quốc hội, Chính phủ về nghiên cứu dỡ bỏ dần biện pháp giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Về định hướng năm 2025, NHNN cho biết dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Ngày 30/12/2024, NHNN cũng đã có văn bản gửi các TCTD thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện. Mức giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của TCTD căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng năm 2023 theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) nhân với hệ số áp dụng chung cho các ngân hàng. 

Nói về mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, con được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá năm 2024 và căn cứ mục tiêu tăng trưởng kinh tế được Quốc hội đặt ra và Chính phủ đang chỉ đạo, phấn đấu trên 8%. Do đó, NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay cao hơn năm 2024. Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh, tín dụng sẽ còn tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế và khả năng hấp thụ vốn.

Về lãi suất, trong năm 2024,NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, đồng thời yêu cầu các TCTD thực hiện báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên trang thông tin điện tử của TCTD..

Minh Vy-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Hai thương hiệu ngành than Quảng Ninh sắp “hồi sinh” trên sàn chứng khoán

Thương hiệu Than Đèo Nai và Than Cọc Sáu dự kiến sẽ xuất hiện trở lại trên sàn chứng khoán trong năm 2025 sau khi sáp nhập thành Công ty CP Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV.

Tiếp tục đọc

Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong hơn 2 thập kỷ, Tổng thống Putin phải liên tục báo động

Dân số Nga đang giảm ở mức đáng báo động, có thể làm thay đổi cấu trúc xã hội nước này.

Tiếp tục đọc

Sợ Mỹ siết thêm lệnh trừng phạt, quốc gia thành viên OPEC tìm cách ‘giải phóng’ 25 triệu thùng dầu mắc kẹt tại Trung Quốc trong 6 năm, nợ phí lưu kho gần nửa tỷ USD

25 triệu thùng dầu của Iran vẫn bị mắc kẹt tại cảng Trung Quốc từ năm 2018 do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay