Kỳ vọng tăng trưởng huy động cao, dư nợ tín dụng có thể đạt 16,4%

Kỳ vọng tăng trưởng huy động cao, dư nợ tín dụng có thể đạt 16,4%

Tăng trưởng GDP của nền kinh tế quý I/2025 khởi sắc, đạt cao nhất trong vòng 5 năm. Các TCTD cũng đặt kỳ vọng cao về tăng trưởng huy động lẫn tín dụng trong quý II và cả năm.

Theo ước tính của các tổ chức tín dụng (TCTD), trong Quý I/2025, mặt bằng lãi suất huy động vốn VND bình quân các kỳ hạn giảm nhẹ 0,03-0,05 điểm phần trăm (đpt), mặt bằng lãi suất cho vay VND giảm nhẹ 0,08-0,1 đpt so với quý trước, ngược với dự kiến tăng nhẹ 0,14 đpt lãi suất huy động VND và 0,04 đpt lãi suất cho vay VND của các TCTD tại kỳ điều tra trước.

Các TCTD dự báo mặt bằng lãi suất huy động vốn VND bình quân toàn hệ thống duy trì ổn định trong Quý II/2025 và chỉ tăng rất nhẹ 0,02 đpt đối với các kỳ hạn trên 6 tháng và tăng nhẹ 0,17 đpt với các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống trong cả năm 2025, trong khi dự báo mặt bằng lãi suất cho vay VND bình quân toàn hệ thống tiếp tục giảm nhẹ 0,03-0,08 đpt trong Quý II/2025 và cả năm 2025.

Dù mặt bằng lãi suất huy động đã về rất thấp, đối với tốc độ tăng trưởng huy động vốn theo năm, các TCTD vẫn có mức độ bình quân kỳ vọng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Ảnh minh họa: ITN

Kết quả từ cuộc điều tra xu hướng kinh doanh Quý II/2024 do Vụ Dự báo, Thống kê – Ổn định Tiền tệ Tài chính (NHNN) thực hiện vừa công bố, ghi nhận các TCTD kỳ vọng huy động vốn toàn hệ thống tăng bình quân 4,19% và dư nợ tín dụng tăng bình quân 4,39% trong Quý II/2025.

Huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng 13,10% trong năm 2025, thấp hơn 3,3 đpt so với kỳ vọng về tăng trưởng dư nợ tín dụng 16,4% trong năm 2025. Huy động vốn và tín dụng ngắn hạn được dự báo tăng trưởng cao hơn các kỳ hạn dài.

Kết quả điều tra kỳ này đánh dấu mức độ bình quân kỳ vọng (BQKV) cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây của các TCTD đối với tốc độ tăng trưởng huy động vốn theo năm (kể từ các cuộc điều tra năm 2020 đến nay).

Một điểm đáng chú ý là theo các TCTC, mặt bằng rủi ro (MBRR) tổng thể của các nhóm khách hàng trong Quý I/2025 được nhận định tiếp tục tăng nhẹ so với quý trước, tăng cao hơn so với kỳ vọng ở kỳ điều tra trước và được dự báo tiếp tục tăng nhẹ trong Quý II/2025. Ở thời điểm hiện tại, 26,3% TCTD nhận định rủi ro tổng thể của khách hàng (KH) ở mức “cao” (24,5%) và “khá cao” (1,8%).

Trái với kỳ vọng về xu hướng giảm MBRR trong năm 2025 ghi nhận tại kỳ điều tra trước, tại kỳ điều tra này, các TCTD dự báo MBRR tổng thể của các nhóm khách hàng vẫn tiếp tục xu hướng “tăng nhẹ” trong năm 2025, tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại hơn nhiều so với năm 2024. Dự báo cho năm 2026, các TCTD kỳ vọng MBRR sẽ giảm dần.

Theo khảo sát, đúng như kỳ vọng ghi nhận ở kỳ điều tra trước, các TCTD nhận định tỷ lệ nợ xấu tiếp tục xu hướng giảm trong quý I/2025 và kỳ vọng giảm mạnh hơn trong quý II/2025, trái ngược với nhận định “tăng” của cùng kỳ năm trước. Tại kỳ điều tra này, các TCTD đã điều chỉnh giảm dự báo về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2025 so với kết quả ghi nhận tại cuộc điều tra kỳ trước.

Theo kết quả điều tra, 74-76% TCTD nhận định tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của đơn vị trong quý I/2025 có sự cải thiện so với quý IV/2024 và dự kiến tiếp tục xu hướng cải thiện trong quý II/2025 mặc dù mức cải thiện thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của TCTD ghi nhận tại kỳ điều tra trước. Tuy nhiên, tỷ lệ TCTD nhận định tình hình kinh doanh suy giảm so với quý trước đã tăng từ 8,8% trong quý IV/2024 lên 14,8% trong quý I/2025, cao hơn nhiều so với kỳ vọng.

Cũng trong khuôn khổ cuộc điều tra với đối tượng là toàn bộ các TCTD và chi nhánh NHNNg tại Việt Nam, tỷ lệ trả lời đạt 100%, các TCTD cho biết, trong Quý I/2025, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng (gồm nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán, thẻ và vay vốn) của khách hàng tiếp tục “cải thiện”, nhưng mức cải thiện thấp hơn so với quý trước và kỳ vọng tại kỳ điều tra trước. Trong đó, nhu cầu vay vốn, sử dụng dịch vụ thanh toán và thẻ được nhận định “cải thiện” ở mức thấp hơn quý trước và thấp hơn nhu cầu gửi tiền trong cùng kỳ.

Các TCTD cho biết tiếp tục điều chỉnh giảm giá bình quân các sản phẩm, dịch vụ trong Quý I/2025 và dự kiến duy trì xu hướng này trong Quý II/2025, trong đó, các TCTD dự kiến điều chỉnh giảm lãi suất biên nhiều hơn so với phí dịch vụ.

Theo nhận định của các TCTD, thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong Quý I/2025 tiếp tục duy trì trạng thái “tốt”, đạt mức cải thiện cao hơn so với Quý trước và so với kỳ vọng. Các TCTD dự báo tình hình thanh khoản sẽ tiếp tục cải thiện trong Quý II/2025 và cả năm 2025 so với năm 2024, tuy nhiên kỳ vọng về mức độ cải thiện đã thu hẹp nhẹ so với kỳ điều tra trước và so với mức độ cải thiện đánh giá cho năm 2024.

Kỳ vọng của các TCTD, trên cơ sở sự khởi sắc của nền kinh tế, đi cùng tăng trưởng GDP cao là nhu cầu hấp thụ vốn tăng cao – trái ngược với xu hướng những tháng đầu năm tín dụng thường tăng trưởng âm. Theo thông tin của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, tính đến hết Quý I, tăng trưởng tín dụng đạt 3,93% gấp 2,5 lần so với mức 1,42% cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy đóng góp tích cực tổng đầu tư toàn xã hội trong thời gian vừa qua của ngành ngân hàng.

Thống đốc cũng đánh giá về các diễn biến vĩ mô gần đây với bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại, rủi ro lạm phát gia tăng do căng thẳng thương mại toàn cầu. Sau khi Tổng thống Mỹ công bố sắc thuế, JP Morgan dự báo lạm phát của Mỹ có thể tăng thêm 1,5%. Theo đó lộ trình giảm lãi suất của Fed chậm lại và chính sách tiền tệ thế giới đang phân hoá. Một số NHTW đã tạm dừng cắt giảm lãi suất và khi Mỹ áp thuế, một số đối tác thương mại lớn cũng đã công bố áp thuế trả đũa.

Điều này chắc chắn sẽ làm biến động tài chính tiền tệ thế giới cũng như trong nước phức tạp, tạo ra áp lực lên điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất cũng như việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025, theo người đứng đầu NHNN. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi, nếu lạm phát kiểm soát ở mức thấp có thể linh hoạt điều chỉnh tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.

Tiếp tục đọc

Từ chuyện thuế quan đến tái cơ cấu động lực tăng trưởng kinh tế

Nếu nhìn theo chiều hướng tích cực, chính sách thuế đối ứng mới đây của Mỹ có lẽ cũng là hồi chuông cảnh tỉnh để Việt Nam có thêm động lực chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc lại các động lực tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục đọc

Đại học Michigan: Kỳ vọng lạm phát cao nhất 44 năm, niềm tin tiêu dùng lao dốc – Fed càng không vội cắt giảm lãi suất?

Fed đối mặt áp lực mới khi kỳ vọng lạm phát tăng vọt do thương chiến leo thang.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay