Lạ đời của nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới: Tại sao người giàu ở đây đều không thích mua xe sang?

Lạ đời của nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới: Tại sao người giàu ở đây đều không thích mua xe sang?

Tại đây, xe hơi không được coi là biểu tượng của địa vị hay sự giàu có. Thậm chí, việc không sở hữu một chiếc xe cũng không khiến ai bị đánh giá thấp.

Theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), 5 quốc gia có GDP cao nhất lần lượt là Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ. Trong đó, GDP năm nay của Nhật ước khoảng 4.070 tỷ USD.

Người Nhật có một quan niệm độc đáo và rất riêng về việc sử dụng ô tô. Điều này được thể hiện rõ qua thị trường xe hơi tại quốc gia này. Dù Nhật Bản là một nền kinh tế phát triển, với thu nhập bình quân đầu người đạt 33.834 USD vào năm 2023 – đủ sức để sở hữu những chiếc xe hạng sang, nhưng thực tế lại cho thấy doanh số của phân khúc xe này rất khiêm tốn.

Theo Japan Automobile Dealers Association (JADA), các nhà sản xuất ô tô đã bán được 4.779.086 xe sản xuất trong nước (bao gồm cả xe cỡ nhỏ có động cơ lên tới 660 cc) vào năm ngoái.

Danh sách 10 ô tô có doanh số bán chạy nhất tại thị trường Nhật Bản năm 2023 được JADA thống kê chỉ ra, hầu hết đều là các thương hiệu nội địa, thuộc phân khúc phổ thông. Những thương hiệu được ưa thích nhất vẫn là Toyota (1.578.105 chiếc), Suzuki (650.567 chiếc), Daihatsu (594.507 chiếc), Honda (594.285 chiếc), Nissan (480.673 chiếc).

Trong khi đó, những thương hiệu đình đám quốc tế lại ghi nhận mức doanh số “khiêm tốn” tại Nhật Bản. Chẳng hạn, Lexus đạt hơn 94.000 chiếc, Mercedes-Benz chỉ đạt hơn 51.000 chiếc, BMW bán ra hơn 34.500 chiếc, Audi và Volvo lần lượt là hơn 24.600 và 13.800 chiếc.

Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất, dòng xe cỡ nhỏ quá tiện lợi, rẻ và phù hợp

Đa số người dân thường ưu tiên lựa chọn những chiếc xe tiết kiệm và phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày. Do đó, trên đường phố Nhật, hình ảnh phổ biến nhất là những chiếc ô tô nhỏ gọn, mang biển số nền vàng chữ đen. Đây là những chiếc xe có dung tích động cơ dưới 660cc, được gọi là “kei cars” – loại xe đặc trưng của Nhật Bản. Những chiếc xe cỡ nhỏ này được thiết kế, sản xuất và bán cho riêng khách hàng nội địa và mặc cho sự phổ biến tăng lên của những dạng xe khác như SUV, thì kei-car vẫn được ưa chuộng nhất.

Những chiếc kei cars nổi bật bởi mức giá phải chăng cùng khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội. Với thiết kế nhỏ gọn, thân vỏ nhẹ, khung gầm đơn giản và động cơ chỉ khoảng 3 xi-lanh, xe cỡ nhỏ có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp đến khó tin, đáp ứng nhu cầu di chuyển hằng ngày một cách hiệu quả.

Mặc dù là dòng xe giá rẻ, kei-car vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt của Nhật Bản. Những tính năng tiên tiến như 6 túi khí, hệ thống cảnh báo chệch làn, phanh tự động khẩn cấp, cân bằng điện tử và gương chiếu hậu kỹ thuật số đều xuất hiện trên nhiều mẫu xe thuộc phân khúc này.

Thiết kế hình dáng khối hộp của những chiếc kei-car, dù không thực sự nổi bật về mặt thẩm mỹ, lại mang lại lợi ích lớn về không gian. Cabin xe trở nên thoáng đãng, tạo cảm giác rộng rãi, dễ chịu cho người sử dụng. Khi tính thực dụng được đặt lên hàng đầu trong văn hóa tiêu dùng của người Nhật, nhược điểm về ngoại hình của dòng xe này trở nên ít được chú ý hơn. Người dùng sẵn sàng đánh đổi vẻ ngoài hào nhoáng để có được sự tiện nghi và hiệu quả tối ưu.

Kích thước nhỏ gọn chính là một ưu điểm lớn khác của kei-car, đặc biệt trong bối cảnh đô thị Nhật Bản, nơi không gian lưu thông và chỗ đỗ xe luôn ở mức hạn chế. Những con phố hẹp, những khu dân cư đông đúc đều trở nên dễ dàng hơn khi di chuyển bằng một chiếc xe nhỏ. Theo tiêu chuẩn, một chiếc kei-car không được dài hơn 3.400 mm, rộng hơn 1.480 mm và cao hơn 2.000 mm. Những giới hạn này giúp kei-car trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho cuộc sống đô thị, nơi mỗi mét vuông đều quý giá.

Thứ hai, không coi xe hơi là biểu tượng của sự giàu có

Không chỉ người dân, đến cả những người giàu có tại Nhật cũng hiếm khi theo đuổi cuộc sống phô trương hào nhoáng bằng những bộ sưu tập siêu xe.

Chẳng hạn như Son Masayoshi, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của tập đoàn Softbank, được biết đến như một trong những tỷ phú hàng đầu của xứ sở hoa anh đào. Thay vì lái những chiếc siêu xe đắt tiền, ông sử dụng một chiếc Lexus cho công việc. Nhưng đáng chú ý hơn cả là chiếc xe cá nhân của ông, được sản xuất bởi hãng Nissan, đã hơn 20 năm tuổi đời. Khi mới mua, chiếc xe này chỉ có giá khoảng 3 triệu yên, tương đương hơn 600 triệu đồng.

Điều đặc biệt nằm ở ý nghĩa mà chiếc xe cũ này mang lại. Nó không chỉ là một phương tiện di chuyển mà còn là chứng nhân cho hành trình nỗ lực không ngừng nghỉ của Son Masayoshi. Chiếc xe đã cùng ông đi qua những năm tháng từ khi còn là một người bán phần mềm, đến khi trở thành người giàu có nhất Nhật Bản.

Cũng trong danh sách những người giàu nhất đất nước mặt trời mọc, Tadashi Yanai – nhà sáng lập và chủ tịch của thương hiệu thời trang UNIQLO – cũng là người nổi tiếng với phong cách sống giản dị. Sở hữu khối tài sản hàng chục tỷ USD, nhưng ông thường chỉ di chuyển một chiếc Lexus thuộc sở hữu của công ty. Điều này càng gây ngạc nhiên hơn khi người ta phát hiện rằng ông không có bất kỳ chiếc xe riêng nào tại nhà.

Những chiếc xe hạng sang vẫn được một bộ phận người dân lựa chọn, chủ yếu là các chủ doanh nghiệp công nghệ, nhà đầu tư tài chính, hoặc nghệ sĩ giải trí. Tuy nhiên, điều đáng nói là ở Nhật Bản, xe hơi không được coi là biểu tượng của địa vị hay sự giàu có. Thậm chí, việc không sở hữu một chiếc xe cũng không khiến ai bị đánh giá thấp.

Trong xã hội Nhật Bản, hầu hết mọi người thường chọn cách sống khiêm nhường và không phô trương. Triết lý này bắt nguồn từ giá trị truyền thống, đề cao sự khiêm tốn và biết giữ mình. Họ tránh xa việc khoe mẽ, bởi điều này không chỉ làm mất thiện cảm từ đồng nghiệp mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp. Sự khoa trương quá mức thường khiến người khác nghi ngờ, cũng như mang theo nhiều rắc rối về an ninh.

Một lý do quan trọng khác khiến nhiều người Nhật không sở hữu ô tô vì đã có cơ sở hạ tầng giao thông công cộng hiện đại. Tại các thành phố lớn như Tokyo hay Osaka, hệ thống tàu điện ngầm, xe buýt được thiết kế tiện lợi, giúp người dân di chuyển thuận tiện mà không cần xe hơi. Thêm vào đó, chi phí sở hữu xe tại Nhật không chỉ dừng lại ở giá mua, mà còn bao gồm các khoản phí đỗ xe, bảo trì, và thuế – vốn rất cao ở các đô thị.

Đối với nhiều người, đặc biệt là những nhân viên văn phòng hay giáo viên, việc sử dụng giao thông công cộng không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp họ giảm bớt áp lực khi phải tìm chỗ đỗ xe trong những khu vực đông đúc. Điều này càng khiến việc sở hữu ô tô trở thành một lựa chọn không cần thiết.

Tuy nhiên, người Nhật luôn tôn trọng sở thích và nhu cầu cá nhân. Những người cần xe để phục vụ cho công việc, đam mê du lịch, hoặc đơn giản là muốn tự do di chuyển bất cứ lúc nào, vẫn sẽ sở hữu ô tô như một phần tất yếu của cuộc sống. Trong khi đó, số khác chọn cách gắn bó với các phương tiện công cộng, tận hưởng sự tiện nghi và hiệu quả mà hệ thống này mang lại.

(Tổng hợp)

Thùy Linh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Hai thương hiệu ngành than Quảng Ninh sắp “hồi sinh” trên sàn chứng khoán

Thương hiệu Than Đèo Nai và Than Cọc Sáu dự kiến sẽ xuất hiện trở lại trên sàn chứng khoán trong năm 2025 sau khi sáp nhập thành Công ty CP Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV.

Tiếp tục đọc

Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong hơn 2 thập kỷ, Tổng thống Putin phải liên tục báo động

Dân số Nga đang giảm ở mức đáng báo động, có thể làm thay đổi cấu trúc xã hội nước này.

Tiếp tục đọc

Sợ Mỹ siết thêm lệnh trừng phạt, quốc gia thành viên OPEC tìm cách ‘giải phóng’ 25 triệu thùng dầu mắc kẹt tại Trung Quốc trong 6 năm, nợ phí lưu kho gần nửa tỷ USD

25 triệu thùng dầu của Iran vẫn bị mắc kẹt tại cảng Trung Quốc từ năm 2018 do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay