Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, tỷ giá duy trì ổn định

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh, tỷ giá duy trì ổn định

Theo báo cáo tổng hợp tuần từ 18/11 – 22/11 của Hội nghiên cứu thị trường liên ngân hàng Việt Nam, lãi suất VND liên ngân hàng (LNH) giảm mạnh trở lại qua các phiên; tỷ giá điều chỉnh tăng giảm đan xen.

Chốt ngày 22/11, lãi suất VND LNH giao dịch ở mức qua đêm 4,60% giảm 1,18% so với tuần trước. Tương tự, lãi suất 1 tuần là 4,76% giảm 1,04%; 2 tuần 4,86% giảm 0,88%; 1 tháng lãi suất là 4,98% giảm 0,52%. Lãi suất USD LNH biến động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn trong tuần qua. Phiên 22/11, lãi suất USD LNH giao dịch tại kỳ hạn qua đêm là 4,60%; 1 tuần là 4,66%; 2 tuần là 4,70% và 1 tháng là 4,76%.

Còn trên thị trường mở tuần qua từ 18/11 – 22/11, ở kênh cầm cố, NHNN chào thầu kỳ hạn 7 ngày với khối lượng là 68.000 tỷ đồng, lãi suất giữ ở mức 4,0%. Có 68.000 tỷ đồng trúng thầu, có 99.999,73 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua trên kênh cầm cố. NHNN chào thầu tín phiếu NHNN 28 ngày, đấu thầu lãi suất. Có 3.600 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất giữ ở mức 4,0%. Có 41.250 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong tuần qua. Như vậy, NHNN bơm ròng 5.650,27 tỷ đồng ra thị trường trong tuần qua bằng kênh thị trường mở. Có 68.000 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 18.050 tỷ đồng tín phiếu NHNN lưu hành trên thị trường

Tuần qua tỷ giá điều chỉnh tăng giảm đan xen. Chốt ngày 22/11, tỷ giá trung tâm được NHNN niêm yết ở mức 24.295 đồng/USD, giảm nhẹ 03 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. NHNN tiếp tục niêm yết tỷ giá mua giao ngay ở mức 23.400 đồng/USD và tỷ giá bán giao ngay ở mức 25.450 đồng/USD.

Tỷ giá LNH trong tuần từ 18/11 – 22/11 chỉ dao động nhẹ. Kết thúc phiên 22/11, tỷ giá LNH đóng cửa tại 25.432, tăng 40 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Một thông tin quan trọng liên quan đến thị trường tiền tệ trong tuần qua đó là Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố Báo cáo bán niên tháng 11/2024 về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ”.

Báo cáo này xem xét và đánh giá các chính sách của 20 đối tác thương mại lớn nhất với Mỹ, đóng góp khoảng 78% thương mại quốc tế với nước này trong 4 quý tính đến tháng 6/2024. Ba tiêu chí do Bộ Tài chính nước này đưa ra khi xem xét khả năng thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại lớn gồm: thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.

Cụ thể, hai tiêu chí đầu tiên gồm: thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ không quá 15 tỷ USD; thặng dư cán cân vãng lai tương đương không vượt 3% GDP. Tiêu chí thứ ba dựa trên tổng lượng ngoại tệ mua ròng 1 chiều liên tục 8 tháng trong 12 tháng kỳ báo cáo của NHTW, và con số mua ròng này ít nhất là 2% GDP. Nếu một nền kinh tế vượt ngưỡng hai trong ba tiêu chí trên, Mỹ sẽ đưa họ vào “danh sách giám sát”. Quốc gia đó cũng sẽ tiếp tục trong danh sách này ít nhất hai kỳ báo cáo tiếp theo…

Báo cáo lần này kết luận không có đối tác thương mại nào can thiệp vào tỷ giá nhằm mục đích tác động đến cán cân thanh toán hoặc đạt lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế.

Trong kỳ báo cáo này, Việt Nam là một trong 7 nền kinh tế gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore và Đức trong “danh sách giám sát” khi có hai tiêu chí vượt ngưỡng. Cụ thể đối với trường hợp Việt Nam, thặng dư tài khoản vãng lai của Việt Nam trong 4 quý đến hết 6/2024 ở mức 5,0% GDP. Trong khoảng thời gian đó, thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với Mỹ ở mức 113,3 tỷ USD (đối với dịch vụ, Việt Nam thâm hụt cán cân dịch vụ với Mỹ ở mức 1,6 tỷ USD). Ngoài ra, dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào cuối tháng 5/2024 là 84 tỷ USD. Báo cáo cho biết, NHNN bán ròng ngoại hối trong 4 quý kỳ báo cáo khoảng 6 tỷ USD, bằng khoảng 1,5% GDP.

Ngày 21/11, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đánh giá cao việc Bộ Tài chính Mỹ kết luận không có đối tác thương mại nào, trong đó có Việt Nam, can thiệp vào tỷ giá nhằm mục đích tác động đến cán cân thanh toán hoặc đạt lợi thế cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế. Theo người phát ngôn, trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, thời gian qua quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ, trao đổi thường xuyên và hiệu quả với Bộ Tài chính Mỹ nhằm tăng cường hiểu biết hơn nữa, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam – Mỹ phát triển ổn định, bền vững, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước.

Về phía NHNN, NHNN cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để duy trì hợp tác chặt chẽ và thiết lập các kênh trao đổi thường xuyên, có hiệu quả với Bộ Tài chính Mỹ. Qua đó tăng cường hiểu biết, chia sẻ thông tin và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh mà hai bên cùng quan tâm. NHNN cam kết hiện đại hóa và nâng cao tính minh bạch của chính sách tiền tệ và khuôn khổ quản lý tỷ giá hối đoái, không sử dụng chính sách tỷ giá để đạt được lợi thế cạnh tranh không lành mạnh.

PT-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay