Lạm phát tại Italy tăng cao nhất trong 30 tháng – Dự báo tăng trưởng giảm và hàng nghìn người mất việc

Lạm phát tại Italy tăng cao nhất trong 30 tháng – Dự báo tăng trưởng giảm và hàng nghìn người mất việc

Theo số liệu do Viện Thống kê quốc gia Italy (ISTAT) công bố ngày 17/4, giá cả tại Italy trong tháng 3 vừa qua đã tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 30 tháng qua.

Một cửa hàng treo biển giảm giá tại Rome, Italy. Ảnh: THX/TTXVN

Lạm phát trong tháng 3 cao hơn so với mức 1,6% của tháng 2 và là mức cao nhất kể từ đợt tăng vọt 5,3% vào tháng 9/2023. Nguyên nhân lạm phát tăng cao chủ yếu là do giá năng lượng leo thang. Theo ISTAT, giá nhóm hàng năng lượng không được điều tiết đã tăng thêm 0,7%, đảo chiều hoàn toàn so với mức giảm 1,9% được ghi nhận vào tháng 2.

Trong các lĩnh vực khác, giá cả cũng leo thang trong tháng 3. Cụ thể, giá thuốc lá tăng thêm 4,6% so với mức 4,1% trong tháng 2; giá thực phẩm chưa qua chế biến tăng 3,3% so với mức 2,9% trong tháng 2.

Trong khi đó, lạm phát lõi, không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm tươi sống, giữ nguyên ở mức 1,7% như tháng 2.  

Dù lạm phát có xu hướng tăng trở lại, tỷ lệ lạm phát của Italy vẫn dưới mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Trong tháng 3, lạm phát tại EU đạt 2,2%, giảm nhẹ so với mức 2,3% trong tháng 2.

Bên cạnh đó, kinh tế Italy cũng chịu tác động nặng nề do những thay đổi đột ngột trong chính sách thuế quan của Mỹ. Hai báo cáo công bố ngày 17/4 dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế nước này bị thu hẹp và nguy cơ mất hàng chục nghìn việc làm.

Tại phiên điều trần về kế hoạch chính sách của Chính phủ Italy, ISTAT nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 0,2% trong năm nay và 0,3% trong năm 2026, mức ảnh hưởng đáng kể so với dự báo mức tăng trưởng lần lượt là 0,6% và 0,8%.

Cũng trong phiên điều trần, Chủ tịch Văn phòng Ngân sách nghị viện (UPB) Lilia Cavallari cảnh báo chính sách thuế quan của Mỹ sẽ gây tác động đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Italy, kéo theo khoảng 68.000 công việc có nguy cơ bị cắt giảm. Các lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất về việc làm sẽ là những ngành phụ thuộc chính vào xuất khẩu, gồm dược phẩm, sản xuất ô tô, khai khoáng và chế tạo máy móc linh kiện. UPB cũng nhấn mạnh những tác động này đến vào thời điểm nền kinh tế Italy chỉ tăng trưởng 0,7% vào năm ngoái – lần đầu tiên kinh tế nước này tăng trưởng chậm hơn mức trung bình của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) kể từ năm 2021.

Những nhận định này được công bố đúng vào ngày Thủ tướng Italy Giorgia Meloni có mặt tại Washington để hội đàm cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó chính sách thuế quan là trọng điểm. Theo ISTAT, khó có thể đưa ra dự báo kinh tế trong giai đoạn hiện tại do các phản ứng của chính phủ và ngân hàng trung ương trong chính sách kinh tế và thương mại còn chưa rõ ràng.

Thùy Liên (TTXVN)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Nới cơ chế cho bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội) - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ thị trường bất động sản nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn tới.

Tiếp tục đọc

“Tị nạn ở Harvard”: Du học sinh Trung Quốc như ngồi trên đống lửa sau lệnh cấm của ông Trump, “kế hoạch” cuộc đời bị đảo lộn

Nhiều sinh viên Trung Quốc tại Harvard lo ngại mất đi cơ hội học tập và nghề nghiệp sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm trường đại học danh giá này tuyển sinh viên quốc tế.

Tiếp tục đọc

Bị chặn khỏi hệ thống tài chính phương Tây, quốc gia sở hữu ‘kho báu’ trị giá 1 nghìn tỷ USD tìm cách giao thương với 2 nước chủ chốt BRICS bằng nội tệ, thúc đẩy xu hướng phi đô la hóa

Chính quyền Taliban đang thảo luận về thanh toán bằng nội tệ với Nga và Trung Quốc trong bối cảnh Afghanistan bị chặn khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu do lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay