LẠM PHÁT TIỀN TỆ
Lạm phát tiền tệ dẫn đến tái phân hóa giàu nghèo lại là vấn đề không hoàn toàn dễ hiểu một cách trực quan như thế. Nói một cách hình tượng, ngân hàng dưới chế độ dự trữ pháp định đã “từ không sinh ra có” sáng tạo ra tiền chi phiếu (hay tiền định danh), so với ngày nay chẳng khác gì sao in làm giả. Người đầu tiên cầm đồng “bạc giả” này đến nhà hàng cao cấp đánh chén một bữa, trở thành người tiêu dùng “bạc giả” sớm nhất, vật giá trên thị trường vẫn bình ổn như cũ, “bạc giả” trong tay anh ta vẫn có đầy đủ sức mua như cũ. Ngay sau khi ông chủ nhà hàng chấp nhận đồng “bạc giả” này, rồi dùng nó mua một bộ quần áo, ông ta đã trở thành người hưởng lợi thứ hai, lúc này lượng lưu thông của “bạc giả” vẫn chưa nhiều đến mức bị thị trường phát giác, cho nên vật giá vẫn chẳng biến động gì. Nhưng theo đà trao tay liên tục đồng “bạc giả”, lượng “bạc giả” lưu thông sẽ ngày càng nhiều, thị trường sẽ dần phát giác, vật giá sẽ từng bước tăng lên.
Xui xẻo nhất là người mà ngay cả mặt mũi của đồng “bạc giả” ra sao cũng chưa thấy được, mà vật giá đã tăng lên vùn vụt, tiền trong tay anh ta không ngừng mất đi sức mua khi vật giá leo thang. Nói cách khác, người nào càng gần với “bạc giả” thì càng chiếm được ưu thế, còn những ai càng xa và chậm chân thì càng xui xẻo. Dưới chế độ ngân hàng hiện nay, ngành bất động sản khá gần với ngân hàng, chính vì vậy ngành này chiếm không ít lợi thế. Ngược lại, những người dựa vào lương hưu và tích trữ để sống là những người thiệt thòi nhất.
Vì vậy, quá trình lạm phát tiền tệ chính là quá trình xảy ra nhiều sự dịch chuyển của cải trong xã hội. Trong quá trình này, những gia đình nào có tài sản càng xa hệ thống ngân hàng thì càng bị tổn thất.
Trích từ sách Chiến Tranh Tiền Tệ, Page 482
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận