Liên tục trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng, các đối thủ liên tục ‘bơm’ dầu, quyền lực ‘điều chỉnh’ giá dầu của OPEC ngày càng suy yếu
Quyền lực của OPEC trên thị trường dầu mỏ đang suy yếu. Ngoài ra, tình trạng dư cung lớn trong năm tới có thể càng làm giảm vị thế của liên minh này.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), OPEC+ phải đối mặt với tình trạng nguồn cung dư thừa nhiều dù nhóm này cắt giảm sản lượng. Đồng thời, các quốc gia không phải thành viên của liên mình vẫn tiếp tục sản xuất dầu thô với tốc độ kỷ lục.
Kể từ giữa năm 2023, các nền kinh tế OPEC+ đã tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu thô để thúc đẩy giá dầu toàn cầu. Bước đi này không hiệu quả do nhu cầu hấp thụ nguồn cung trên toàn cầu yếu hơn, do sản lượng của các nước không thuộc OPEC tăng lên. Giá dầu thô Brent đã giảm hơn 19% kể từ khi đạt đỉnh vào mùa xuân.
Mới đây, CNBC dẫn nguồn giấu tên cho biết OPEC+ dự kiến sẽ giữ sản lượng ở mức 39,725 triệu thùng cho tới hết năm 2026 thay vì chỉ áp dụng đến hết năm 2025 như kế hoạch.
IEA cho biết, tình trạng dư cung sẽ khiến sản lượng dầu tăng lên 1,4 triệu thùng/ngày vào năm 2025 nếu OPEC+ thực hiện kế hoạch tăng sản lượng vào tháng 4. Dù việc cắt giảm vẫn được duy trì cho đến năm tới, IAE vẫn dự đoán nguồn cung dầu sẽ dư thừa 950.000 thùng/ngày. Điều này càng đẩy OPEC+ rơi vào thế khó.
Hiện tại, các thành viên của liên minh này đang mất đi thị phần khi liên tục trì hoãn việc tăng sản lượng trở lại, nhưng “mở van” sẽ lại gây ra áp lực giảm giá. Bank of America dự báo giá dầu thô Brent sẽ giao dịch ở mức trung bình 61 USD trong năm 2025, tức là thấp hơn 17% so với hiện tại.
Giá dầu cao là yếu tố quan trọng đối với OPEC+ do các nước này phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động mua bán năng lượng để hỗ trợ nền kinh tế. Theo BofA, tình trạng thâm hụt ngân sách tài khoá đang diễn ra ở khắp các thành viên OPEC+ trong bối cảnh giá dầu xuống thấp, khiến một số thành viên đã phá vỡ thoả thuận giới hạn sản lượng.
Trong khi đó, Mỹ và các nhà sản xuất không thuộc liên minh OPEC khác vẫn đang tiếp thúc đẩy sản lượng dầu. Dựa theo dữ liệu từ IEA, nguồn cung từ các nước ngoài OPEC+, dẫn đầu là Mỹ, Brazil, Guyana, Canada và Argentina, được dự đoán sẽ tăng khoảng 36%.
BofA ước tính rằng các nước không thuộc OPEC sẽ nắm giữ khoảng 70% thị phần trong quý I/2025. Dữ liệu từ ngân hàng này cũng cho thấy thị phần của các nước này đã dần vượt qua OPEC+ kể từ năm 2017.
Các nhà phân tích của BofA cho biết, chỉ khi nào nhu cầu toàn cầu tăng trở lại thì OPEC mới được “chữa lành”. OPEC đang ở tình thế tiến thoái lưỡng nan khi các yếu tố cơ bản của thị trường dầu đang suy yếu, khiến OPEC+ khó duy trì được giá dầu cao.
IEA dự báo nhu cầu dầu trên thế giới sẽ tăng tốc vào năm tới, với mức tiêu thụ lên 1,1 triệu thùng dầu/ngày vào năm tới. Tuy nhiên, con số này vẫn không đủ để giải quyết tình trạng cung vượt cầu. Cơ quan này chỉ ra, động lực tăng trưởng của nhu cầu dầu từ các nước không thuộc OECD, đặc biệt là ở Trung Quốc, đã chậm lại đáng kể. Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ tiếp tục dẫn đầu trong năm 2024 và 2025
Cho đến thời điểm gần đây, OPEC vẫn kỳ vọng rằng nhu cầu sẽ hồi phục vào năm 2025. Tuy nhiên, hôm 11/12, liên minh này đã đưa thông báo cắt giảm triển vọng đối với nhu cầu xuống mức thấp nhất trong năm nay và dự báo nhu cầu đã giảm 27% từ tháng 7.
Tham khảo BI
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận