Loạt quốc gia châu Á mua năng lượng Mỹ để giảm thâm hụt thương mại

Loạt quốc gia châu Á mua năng lượng Mỹ để giảm thâm hụt thương mại

Nhiều quốc gia châu Á đang tăng cường nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Mỹ nhằm giảm thặng dư thương mại và tránh bị áp thuế cao từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một trong những quốc gia tiên phong là Indonesia. Chính phủ nước này đang lên kế hoạch tăng nhập khẩu dầu thô và khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) từ Mỹ thêm khoảng 10 tỷ USD.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Bahlil Lahadalia, Indonesia đã đề xuất tăng hạn ngạch nhập khẩu LPG từ Mỹ, đồng thời đẩy mạnh mua thêm dầu thô nhằm đạt mục tiêu cân bằng thương mại. Động thái này được xem là nỗ lực nhằm xoa dịu các rào cản thuế quan trong đàm phán thương mại song phương.

Pakistan, quốc gia vốn chưa từng nhập khẩu dầu thô từ Mỹ, cũng đang xem xét khả năng này như một bước đi chiến lược. Một nguồn tin chính phủ tiết lộ rằng Pakistan có thể mua lượng dầu tương đương với tổng giá trị nhập khẩu dầu và các sản phẩm tinh chế hiện tại (khoảng 1 tỷ USD) từ Mỹ. Điều này không chỉ góp phần điều chỉnh cán cân thương mại mà còn nhằm ứng phó với tác động của các biện pháp thuế mới từ phía Washington.


5 thị trường nhập khẩu LNG hàng đầu từ Mỹ bao gồm Hà Lan, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Tại Ấn Độ, các nhà hoạch định chính sách đang xem xét đề xuất loại bỏ thuế nhập khẩu đối với khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Bên cạnh đó, New Delhi còn cân nhắc xóa bỏ thuế với các sản phẩm như etan và LPG nhập khẩu từ Mỹ để khuyến khích thương mại song phương.

GAIL India Ltd, công ty nhập khẩu LNG lớn nhất nước này, đã phát hành một gói thầu để mua đến 26% cổ phần trong một dự án LNG tại Mỹ, kết hợp với thỏa thuận nhập khẩu khí dài hạn kéo dài 15 năm. Đây được đánh giá là bước đi quan trọng nhằm giảm phụ thuộc vào các nguồn cung truyền thống và làm dịu căng thẳng thương mại.

Thái Lan cũng thể hiện cam kết tương tự khi công bố kế hoạch nhập khẩu thêm LNG và etan từ Mỹ trong vòng 5 năm tới. Ngoài hợp đồng đang có trị giá 500 triệu USD cho 1 triệu tấn LNG mỗi năm, Thái Lan đang đàm phán thêm hợp đồng nhập khẩu hơn 1 triệu tấn LNG nữa từ Mỹ trong cùng kỳ.

Đồng thời, nước này sẽ nhập khoảng 400.000 tấn etan Mỹ, trị giá 100 triệu USD trong 4 năm tới. Những thỏa thuận này giúp Thái Lan vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước, vừa điều chỉnh cán cân thương mại với Mỹ.

Không dừng lại ở các hợp đồng song phương, dự án LNG Alaska trị giá 44 tỷ USD cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các cường quốc năng lượng châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… Dự án này bao gồm hệ thống đường ống dài 1.300km vận chuyển khí từ miền bắc Alaska để xuất khẩu dưới dạng LNG.


Dự án Alaska LNG (Ảnh: AGDC)

Tổng thống Trump đã kêu gọi sự tham gia của các quốc gia nói trên, coi đây là một phần quan trọng trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng thương mại và năng lượng của Mỹ tại khu vực.

Theo đó, tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) cho biết đang xem xét khả năng đầu tư vào dự án Alaska LNG. Phía Hàn Quốc cũng dự kiến đến thăm Alaska để tiếp tục đàm phán chi tiết.

Trong những năm gần đây, Mỹ vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất toàn cầu. Tính đến năm 2024, 5 thị trường nhập khẩu LNG hàng đầu từ Mỹ bao gồm Hà Lan, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Riêng nhóm quốc gia này đã chiếm tới 39% tổng kim ngạch xuất khẩu LNG của Mỹ, phản ánh rõ vai trò trung tâm của Mỹ trong chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu.

Theo Reuters

Hue Vu-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Doanh nghiệp làm ăn ở ‘siêu đô thị’ Việt Nam muốn có ‘cửa’ riêng

Theo nhà đầu tư nước ngoài, sau sáp nhập, TPHCM mới là đô thị lớn nhất nước nhưng muốn bứt phá về tăng trưởng kinh tế cần phải thiết lập một cửa riêng (bộ phận một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính), đơn giản hóa thủ tục và có đường dây nóng, tiếp nhận, gỡ vướng ngay.

Tiếp tục đọc

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2025 – 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030, đã được tổ chức trọng thể chiều 17/7 với sự tham dự của 300 đại biểu chính thức, thay mặt hơn 16.500 đảng viên trong toàn đảng bộ.

Tiếp tục đọc

TikToker Tun Phạm và chuỗi mắt kính ‘đường ai nấy đi’

Tun Phạm - sở hữu kênh TikTok cá nhân với hơn 4,1 triệu tài khoản theo dõi, chính thức chia tay hãng mắt kính lớn dù từng có tin đồn anh là chủ đứng sau chuỗi.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay