Loạt vi phạm về tài chính và đầu tư tại Công ty nước sạch Lai Châu

Loạt vi phạm về tài chính và đầu tư tại Công ty nước sạch Lai Châu

Hàng loạt tồn tại, hạn chế về quản lý tài nguyên, tài chính và đầu tư tại Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu bị phanh phui.

Kết luận thanh tra của Thanh tra tỉnh Lai Châu chỉ ra hàng loạt tồn tại và hạn chế tại Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu (Công ty), đặc biệt trong quản lý, sử dụng tài nguyên nước, chi phí đầu tư và thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Nhân viên Nhà máy nước Tả Lèng (thuộc Chi nhánh nước sạch thành phố Lai Châu) giám sát, vận hành hoạt động cấp nước. Ảnh: Báo Lai Châu.

Theo Kết luận thanh tra, Công ty đang quản lý và vận hành 10 nhà máy, trạm xử lý nước với tổng công suất 25.500 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 6 khu vực trên địa bàn gồm TP Lai Châu, thị trấn Than Uyên, Tam Đường, Sìn Hồ, Phong Thổ và Khu kinh tế tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, quá trình thanh tra phát hiện 08/10 nhà máy đã chậm làm thủ tục gia hạn giấy phép khai thác nước mặt. Trong đó, 06 nhà máy khai thác không giấy phép trong hơn 30 ngày, dẫn đến trách nhiệm bổ sung số tiền cấp quyền khai thác là 727 triệu đồng.

Ngoài ra, Công ty chưa giám sát lưu lượng nước khai thác và sử dụng theo yêu cầu của UBND tỉnh và các quy định của pháp luật. Việc này không chỉ vi phạm quy định quản lý tài nguyên nước mà còn gây khó khăn trong công tác giám sát và kiểm soát tài nguyên.

Hàng năm, Công ty không báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thu gom, xử lý nước thải, xả nước thải và các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý nước thải; kết quả quan trắc, giám sát lưu lượng, chất lượng nước thải theo yêu cầu của UBND tỉnh tại các giấy phép theo quy định. Không lưu trữ kết quả giám sát lưu lượng nước thải theo quy định.

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra, Công ty đã xây dựng phương án giá nước sạch tiêu thụ trong năm 2021 và lộ trình cho năm 2022, 2023 nhưng chưa đảm bảo tính chính xác trong việc tính toán chi phí. Trong đó, Công ty tính sản lượng khai thác chưa sát thực tế, làm tăng các chi phí vật tư trực tiếp trong phương án giá tiêu thụ nước; Công ty xác định khoản thuế tài nguyên vào chi phí sản xuất chung chưa đúng quy định.

Về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, qua kiểm tra từ năm 2021 – 2023 còn nhiều hạn chế. Trong đó, một số khoản chi không đúng quy định như chi cho công tác soát xét báo cáo tài chính quý, chi rà soát sửa đổi, bổ sung điều lệ của Công ty; chi tư vấn viết Đề án cho thuê thuỷ điện Nà Khằm; chi vượt định mức chi phí quan trắc, đo kiểm môi trường nước thải và nước mặt theo Quyết định 14 của UBND tỉnh, quy định ban hành đơn giá quan trắc và phân tích môi trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu… Tổng số tiền loại khỏi chi phí từ năm 2021 – 2023 là hơn 370.282.370 đồng.

Bên cạnh đó, việc kê khai, nộp thuế tài nguyên, môi trường nước đối với sản xuất nước sinh hoạt, nước đóng chai Lawa, Công ty kê khai và nộp thuế tài nguyên theo sản lượng nước tiêu thụ chưa đúng quy định. Sản lượng nước chưa kê khai và nộp thuế tài nguyên (đối với sản lượng nước thất thoát) là 2.458.523 m3. Tổng số tiền thuế tài nguyên Công ty phải nộp bổ sung năm 2017 – 2023 là 109.988.527 đồng.

Việc quản lý đầu tư xây dựng các dự án công trình, trong giai đoạn năm 2021 – 2023, có 58/64 dự án chủ đầu tư không lập nhiệm vụ thiết kế theo quy định; thiếu tập thuyết minh báo cáo kỹ thuật kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo quy định… Việc tính toán chi phí không chính xác, dẫn đến đội giá dự toán; một số công trình sử dụng vật liệu không phù hợp, làm tăng chi phí không cần thiết. Sự chênh lệch giữa giá trị thanh toán và giá trị thực tế qua thanh tra lên tới hơn 402 triệu đồng.

Kết luận thanh tra đã nêu rõ trách nhiệm chính thuộc về Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên HĐQT, Ban Giám đốc Công ty, Ban Kiểm soát, Trưởng các phòng, Trưởng các chi nhánh và các cá nhân có liên quan của công ty. Đồng thời, yêu cầu các cá nhân và tổ chức liên quan nghiêm túc kiểm điểm và khắc phục hậu quả.

Thanh tra tỉnh Lai Châu kiến nghị tổng số tiền phải xử lý qua thanh tra là 883 triệu đồng. Trong đó, thu hồi nộp ngân sách nhà nước (qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh) số tiền 184,77 triệu đồng. Hạch toán, điều chỉnh giảm giá trị tài sản cố định 402 triệu đồng. Phân phối lợi nhuận sau thuế theo quy định từ năm 2021 – 2023 số tiền 296,23 triệu đồng.

Thiên Trường

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Một loại hình bất động sản luôn hưởng lợi từ vốn FDI, không lo bị “ế”: Nguồn cung dự kiến 3 năm tới sẽ có hơn 2.000 căn

Savills cho rằng, sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ theo cả hướng trực tiếp và gián tiếp. Hà Nội đón nhận vốn đầu tư vào phát triển các dự án căn hộ dịch vụ cũng như sự gia tăng nguồn cầu cho phân khúc khi có lượng lớn chuyên gia đến và làm việc tại các khu công nghiệp lân cận.

Tiếp tục đọc

Khó khăn kinh tế bủa vây chính phủ tân Thủ tướng Pháp

Triển vọng kinh tế Pháp phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của người dân đối với nền kinh tế.

Tiếp tục đọc

Tin tức kinh tế 21/12: Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI

Giá vàng đồng loạt bật tăng; Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/12.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay