“Lực hấp dẫn” của thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp

“Lực hấp dẫn” của thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam đang phát triển khá nhanh. Ảnh minh họa: S.T

Nhiều “lực đẩy” hỗ trợ thị trường bất động sản bán lẻ phát triển

Liên tục được đánh giá là một trong những ngành kinh tế năng động nhất của Việt Nam, duy trì tốc độ tăng trưởng hằng năm ở hai chữ số trong hàng thập kỷ, thị trường bán lẻ đã nhanh chóng hồi phục rõ nét ngay sau đại dịch Covid-19 và duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực tới thời điểm hiện tại. Quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được Bộ Công Thương dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Cùng với sự phát triển của ngành bán lẻ, Việt Nam cũng đang nổi lên là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bất động sản bán lẻ cao cấp với tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực.

Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp Việt Nam được các chuyên gia chỉ ra trước hết là nhờ tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng trưởng nhanh. Nền kinh tế Việt Nam liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao trong những năm gần đây, ngay cả trong bối cảnh toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Sự phát triển kinh tế đã làm tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là tầng lớp trung lưu và thượng lưu, tạo ra nhu cầu mua sắm tại các trung tâm thương mại hạng sang có thương hiệu quốc tế.

Đặc biệt, cùng với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, đã có sự thay đổi, ngày càng hướng đến các trải nghiệm mua sắm cao cấp, không chỉ dừng lại ở việc mua sắm hàng hóa mà còn tìm kiếm các dịch vụ và trải nghiệm sống đẳng cấp. Sự thay đổi này tạo ra nhu cầu lớn cho các dự án bất động sản bán lẻ cao cấp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này.

Nhu cầu tăng cao cùng với cơ sở hạ tầng đô thị và thương mại ngày càng được đầu tư mạnh mẽ cũng giúp Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn đối với nhiều thương hiệu bán lẻ quốc tế. Nhiều thương hiệu cao cấp từ các ngành thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, thực phẩm cao cấp… đã đổ bộ vào Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Sự xuất hiện của những thương hiệu này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam mà còn giúp nâng cao tiêu chuẩn của thị trường bán lẻ. Bởi sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế buộc các nhà bán lẻ trong nước phải cải thiện dịch vụ và chất lượng không gian bán lẻ.

Cùng với đó, môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, ngày càng được cải thiện với nhiều chính sách thu hút đầu tư cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hàng loạt các trung tâm thương mại cao cấp cũng được phát triển để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng cao của lĩnh vực này. Những trung tâm này không chỉ là nơi mua sắm mà còn trở thành điểm đến giải trí và ẩm thực cao cấp.

Ngoài ra, sự phát triển của các khu đô thị mới, nơi tập trung dân cư có thu nhập cao, cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu phát triển bất động sản bán lẻ cao cấp.

Đặc biệt, tiềm năng tăng trưởng của thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp còn được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến phổ biến đối với du khách quốc tế và nội địa, theo đó, các du khách, nhất là du khách nước ngoài từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Âu…, thường có nhu cầu mua sắm cao khi đến Việt Nam cũng tạo cơ hội cho các nhà bán lẻ cao cấp mở rộng thị trường.

Theo dữ liệu nghiên cứu, khảo sát của Công ty TNHH Savills Việt Nam, trong 5 năm qua, tại thị trường Hà Nội, nguồn cung bất động sản bán lẻ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 3%. Dự báo, từ năm 2024 đến năm 2026, nguồn cung mới sẽ bao gồm khoảng 257.280 m2 từ 5 trung tâm thương mại và 9 khối đế bán lẻ. Các trung tâm thương mại sẽ chiếm 71% nguồn cung, trong khi khối đế bán lẻ sẽ chiếm 29%.

Hiện nay, xu hướng của người tiêu dùng ngày càng hướng đến các trải nghiệm mua sắm cao cấp. Ảnh minh họa: S.T

Song vẫn còn một số thách thức trong ngắn hạn…

Bên cạnh những mặt thuận lợi, theo các chuyên gia, thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp của Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số thách thức trong ngắn hạn.

Cụ thể, mặc dù có tốc độ phát triển nhanh, mặt bằng bán lẻ Việt Nam vẫn còn khiêm tốn cả về quy mô, chất lượng và trải nghiệm. Tổng diện tích mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam, đặc biệt là các trung tâm thương mại cao cấp, vẫn còn tương đối nhỏ so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia… Điều này đòi hỏi Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào hạ tầng, mở rộng nguồn cung mặt bằng chất lượng cao cũng như nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng, qua đó để thu hút thêm các nhà đầu tư quốc tế và cạnh tranh với các quốc gia lân cận.

Bên cạnh đó, nguồn cung mặt bằng bán lẻ cao cấp tăng trưởng chậm trong khi nhu cầu của các nhãn hàng, thương hiệu quốc tế không ngừng tăng cao khiến mức giá thuê mặt bằng tại các khu vực trung tâm ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng tăng, tạo ra áp lực lớn cho các nhà bán lẻ cao cấp.

Ngoài ra, chi phí xây dựng và vận hành các trung tâm thương mại cao cấp gia tăng có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của các dự án bất động sản bán lẻ cao cấp. Sự biến động của nền kinh tế thế giới cũng khiến các nhà đầu tư quốc tế có thể trở nên thận trọng hơn trong việc mở rộng quy mô đầu tư vào phân khúc bất động sản bán lẻ cao cấp tại Việt Nam…

Mặc dù có những thách thức trong ngắn hạn, tuy nhiên các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành vẫn lạc quan cho rằng thị trường bất động sản bán lẻ cao cấp của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong dài hạn, với giá thuê hằng năm tiếp tục tăng trưởng hai chữ số. Cùng với đó, dự báo xu hướng phát triển của thương mại điện tử sẽ tác động đến thị trường bất động sản bán lẻ, thúc đẩy sự chuyển đổi sang mô hình bán lẻ đa kênh (omni-channel) trong thời gian tới./.

Diệu Thiện-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Dấu ấn M&A 2024: Top 10 thương vụ của năm

Mặc dù nền kinh tế chung và DN còn khó khăn nhưng mua bán sáp nhập DN (M&A) năm 2024 tại Việt Nam vẫn khá nhộn nhịp với nhiều thương vụ lớn. Cùng VietnamFinance điểm lại những vụ M&A ấn tượng năm 2024.

Tiếp tục đọc

Phú Xuyên, Hà Nội: Liên danh Tân Đạt – Quảng Tây – Giao thông 575 gặp đối thủ “nặng ký”

Phú Xuyên, Hà Nội: Liên danh Tân Đạt – Quảng Tây – Giao thông 575 gặp đối thủ “nặng ký”

Tiếp tục đọc

Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20-12-2024 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay