Một thương hiệu bia Hưng Yên sắp lên sàn chứng khoán

Một thương hiệu bia Hưng Yên sắp lên sàn chứng khoán

Công ty đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất thủ tục công ty đại chúng.

Trong thông báo mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận đăng ký giao dịch 6 triệu cp với mã chứng khoán BHH của CTCP Thương mại Bia Hà Nội – Hưng Yên 89 (Habeco Trading 89). Trong vòng 10 ngày từ 23/05, Công ty có trách nhiệm hoàn tất thủ tục và đưa cổ phiếu BHH lên giao dịch trên hệ thống UPCoM.

Trước đó, cuối năm 2024, Habeco Trading 89 đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất thủ tục công ty đại chúng.

Được biết, Habeco Trading 89 thành lập năm 2007 tại Hưng Yên, vốn điều lệ hiện đạt 60 tỷ đồng. Trụ sở chính đặt tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Công ty sản xuất các dòng sản phẩm gồm Bia hơi Hà Nội (sản phẩm licensed theo hợp đồng với Habeco) và Bia tươi 89 với 4 dòng bia với dung tích riêng biệt với những sản phẩm đa dạng.

Tính đến cuối năm 2024, Habeco Trading 89 có 125 lao động. Tại thời điểm 31/12/2024, BHH có 105 cổ đông, trong đó 5 cổ đông lớn nắm giữ tổng cộng 3,54 triệu cổ phiếu, tương ứng 59% vốn. Cổ đông lớn nhất là CTCP Sành Sứ Thủy tinh Việt Nam (20%), tiếp theo là CTCP Thương mại Bia Hà Nội (12,5%), Công ty TNHH Hải Hà (11,2%), bà Trương Thị Hòa (10,3%) và Habeco (5%).

Đáng chú ý, bà Hòa chính là mẹ vợ Chủ tịch HĐQT Habeco Trading 89 Nguyễn Đặng Toàn. Ông Toàn hiện nắm giữ hơn 3% vốn công ty. Chồng bà Hòa là ông Nguyễn Văn Việt cũng đang là Thành viên HĐQT công ty.

Về tình hình kinh doanh, năm 2024, doanh thu thuần của BHH đạt 261 tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước. Kết quả, LNST đạt 6 tỷ đồng, lãi ròng tương ứng đạt gần 4,7 tỷ, tương ứng tăng 15%. Biên lãi gộp cải thiện từ 25,5% lên gần 29%, nhờ giá nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là malt, giảm mạnh. Với kết quả này, BHH dự kiến chia cổ tức 7% (700 đồng/cp).

Tính đến cuối 2024, tổng tài sản công ty đạt gần 205 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền đạt 13 tỷ đồng, giảm 45% so với đầu năm. Nợ phải trả tăng 9% lên gần 119 tỷ đồng, chủ yếu do phát sinh khoản vay thuê tài chính ngắn hạn hơn 23 tỷ đồng và chuyển khoản phải thu ngắn hạn sang dài hạn gần 54 tỷ đồng.

Sang năm 2025, Công ty đặt mục tiêu doanh thu đi ngang ở mức hơn 262 tỷ đồng và lãi ròng 5,3 tỷ đồng, tăng 13%. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 7%. Ban lãnh đạo sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch bán hàng với mức tăng trưởng tốt so với 2024; giữ vững hệ thống phân phối trên các vùng địa bàn hiện có. Phát triển hệ thống phân phối gia tăng hiện diện hình ảnh cũng như các sản phẩm của công ty ở các khu vực như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh…. và các tỉnh phía Nam. Bên cạnh đó, BHH dự kiến tiếp tục khai thác thêm thị trường mới cho các sản phẩm riêng của công ty như keg 2 lít, 1 lít Inox chai pet cũng như lên phương án triển khai các sản phẩm mới của công ty như bia tươi Tháp Rót, bia lon giá rẻ…

Công ty cũng dự kiến nghiên cứu phát triển các sản phẩm nước giải khát, bia lon không cồn, bia chất lượng cao, nhằm tối ưu sản lượng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh mùa đông và dịp Tết Nguyên đán.

An Linh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: CBTT kết quả KD quý 2 năm 2025

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát thông báo kết quả KD quý 2 năm 2025  như sau:

Tiếp tục đọc

HPG: Đạt lợi nhuận sau thuế hơn 7.600 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm, nâng sản lượng HRC lên 9 triệu tấn

Quý 2/2025, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận hơn 36 nghìn tỷ đồng doanh thu và 4.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đạt doanh thu hơn 74 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7.600 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 23% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Nga gióng hồi chuông cảnh báo với Tổng thống Putin về một vấn đề sống còn dân tộc, còn dai dẳng hơn xung đột Ukraine và lệnh trừng phạt

Kinh tế Nga đang đứng trước một thách thức dài hạn có thể kéo dài hơn cả cuộc xung đột với Ukraine và các lệnh trừng phạt từ phương Tây, đó là khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng trầm trọng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay