Mua điện từ Lào: Giá điện than cao nhất 7,02 USCent/kWh

Mua điện từ Lào: Giá điện than cao nhất 7,02 USCent/kWh

Theo quy định mới, giá nhập khẩu điện tối đa từ Lào cho các dự án điện than cao nhất là 7,02 USCent/kWh, điện gió và thủy điện cùng ngưỡng 6,95 USCent/kWh.

Bộ Công thương vừa phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam. Khung này được áp dụng đối với các loại hình nhà máy điện vận hành thương mại từ ngày 31/12/2025, đến hết ngày 31/12/2030.

Thời hạn áp dụng giá điện tại hợp đồng mua bán điện là 25 năm.

Theo đó, mức giá trần (giá tối đa) mua điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam với loại hình nhà máy thủy điện và điện gió đều ngưỡng 6,95 USCent/kWh.

Với loại hình nhà máy nhiệt điện than được mua với giá tối đa cao nhất, ngưỡng 7,02 USCent/kWh. 

Nhiều nhà đầu tư muốn làm điện gió tại Lào bán cho Việt Nam (Ảnh minh họa).

Giá điện này xác định tại biên giới phía Việt Nam, các bên có trách nhiệm đầu tư, xây dựng và vận hành đường dây truyền tải ở mỗi nước đến biên giới.

Căn cứ khung giá nhập khẩu điện từ Lào, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chủ đầu tư dự án điện nhập khẩu từ Lào đàm phán giá mua bán điện trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ và theo cơ chế thị trường, giá thị trường, bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm chi phí mua điện.

Tại Quy hoạch điện VIII, Bộ Công thương dự kiến, đến năm 2030, sẽ nhập khẩu khoảng 5.000 MW điện từ Lào và có thể tăng lên 8.000 MW.

Mục tiêu của việc nhập khẩu điện từ Lào, ngoài giá rẻ và giải quyết thiếu điện miền Bắc, còn là “nhiệm vụ chính trị” của Việt Nam với nước này.

Hiện tại, Việt Nam đang nhập khẩu khoảng hơn 1.000 MW điện từ Lào, chủ yếu là điện thủy điện. Con số này tương đương với khoảng 2,55 tỷ kWh mỗi năm. Lượng nhập khẩu này chiếm khoảng 1,3% tổng sản lượng điện tiêu thụ hàng ngày của cả nước, ước tính khoảng 850 triệu kWh.

Việc nhập khẩu điện từ Lào đã được thực hiện từ năm 2016 theo các thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ. Trong giai đoạn 2020-2025, Việt Nam dự kiến nhập khẩu khoảng 3.000 MW điện từ Lào, tương đương với khoảng 18,8 tỷ kWh mỗi năm.

Để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng và đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam đang mở rộng các tuyến truyền tải điện từ Lào, bao gồm việc xây dựng đường dây 500 kV Monsoon – Thạnh Mỹ, với khả năng truyền tải lên đến 2.500 MW.

Đường dây 500kV Monsoon – Thạnh Mỹ chính thức đóng điện thành công vào lúc 22h43 ngày 23/1/2025, đánh dấu sự sẵn sàng của Việt Nam để nhập khẩu điện từ Lào.

Trước mắt, đường dây này sẽ tiếp nhận 600MW điện từ dự án điện gió Monsoon – Dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á, dự kiến vận hành thương mại vào quý II/2025. Tương đương mức sản lượng điện dự kiến bình quân hằng năm khoảng 1,7 tỷ kWh.

Hồng Hạnh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Mỗi năm đầu tư 1 tỷ USD làm đường sắt cao tốc, điện hạt nhân…

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho biết, trung bình mỗi năm Hòa Phát đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các dự án mới, trong đó có nhiều dự án trọng điểm như đường sắt cao tốc, điện hạt nhân.

Tiếp tục đọc

Cuộc đua bộ ba bán lẻ: FRT lập đỉnh, MWG lãi khủng, DGW tăng tốc

Quý I/2025 chứng kiến sự khởi đầu mạnh mẽ của ba ông lớn ngành bán lẻ khi FRT ghi nhận doanh thu kỷ lục nhờ cú huých từ chuỗi nhà thuốc Long Châu, MWG báo lãi tăng vọt nhờ tái cấu trúc hiệu quả, còn DGW tăng tốc với mảng hàng gia dụng. Kết quả kinh doanh của cả ba không chỉ vượt kỳ vọng thị trường mà còn cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của ngành bán lẻ sau giai đoạn tăng trưởng chậm.

Tiếp tục đọc

Hà Nội hút gần 1,5 tỷ USD vốn FDI sau bốn tháng đầu năm

Tính đến hết tháng 4/2025, Hà Nội thu hút 1,48 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng mạnh 31% so với cùng kỳ, trong bối cảnh cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay