Muốn tránh phụ thuộc vào khí đốt Nga, bộ đôi khách hàng thân thiết của Moscow tìm đến nước xuất khẩu LNG đứng thứ 2 thế giới nhưng lại gặp vấn đề lớn: Giá quá đắt

Muốn tránh phụ thuộc vào khí đốt Nga, bộ đôi khách hàng thân thiết của Moscow tìm đến nước xuất khẩu LNG đứng thứ 2 thế giới nhưng lại gặp vấn đề lớn: Giá quá đắt

Giá cao và điểm giao hàng không linh hoạt đang là rào cản lớn đối với một số khách hàng châu Á mong muốn mua LNG của Qatar.

Nhiều khách hàng châu Á muốn mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Qatar trong dài hạn với mức giá rẻ hơn, tờ Oilprice đưa tin.

Qatar đang triển khai kế hoạch nhằm tăng 85% năng lực xuất khẩu so với mức hiện tại vào năm 2030. Tập đoàn năng lượng nhà nước QatarEnergy đang triển khai dự án North Field West sau khi khoan các giếng thẩm lượng tại mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới – North Field.

Quốc gia nhỏ bé vùng Vịnh này là nước xuất khẩu LNG lớn thứ 2 thế giới. Gần đây, Qatar đã ký các thỏa thuận kéo dài 27 năm nhằm cung cấp LNG cho nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á, bao gồm Ý, Pháp, Hà Lan và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Qatar thường bán LNG theo các hợp đồng cung cấp dài hạn với giá cao, thường gắn với giá dầu thô Brent, và yêu cầu các cảng giao hàng cụ thể.

Nhưng Trung Quốc và Ấn Độ – hai trong số những nước mua LNG lớn nhất ở châu Á và thế giới, đang tìm kiếm các thỏa thuận và hợp đồng dài hạn rẻ hơn, cho phép linh hoạt về điểm đến. Hai quốc gia này đang tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu năng lượng, tránh phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây thắt chặt.

Ngoài ra, Pakistan, một khách hàng khác của Qatar tại châu Á, có kế hoạch đàm phán lại thỏa thuận cung cấp LNG dài hạn vì nước này muốn giảm chi phí cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan Musadik Malik cho biết hồi đầu tháng này.

Tờ báo Pakistan The News trích lời Malik phát biểu vào đầu tháng 2: “Thỏa thuận với Qatar rất tốn kém và chúng tôi sẽ đàm phán các điều khoản tốt hơn vào năm tới”.

Nhìn chung, các hợp đồng LNG ngắn hạn và linh hoạt hơn do các nhà cung cấp là Mỹ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman đưa ra đã thách thức sự thống trị của Qatar trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Bắc Á, các thương nhân cho biết.

Theo Oilprice

Y Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay