MWG: Giá đỗ ngâm chất cấm ở Đắk Lắk đã được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

MWG: Giá đỗ ngâm chất cấm ở Đắk Lắk đã được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm

Vụ việc hơn 2.900 tấn giá đỗ chứa hóa chất độc hại bị phát hiện bán ra thị trường Đắk Lắk trong năm 2024 đã gây chấn động dư luận, hoang mang, lo sợ trong cộng đồng. Một trong số những cơ sở bị khởi tố vừa qua đã được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Theo thông tin từ cơ quan công an, giá đỗ bẩn đã lưu hành rộng rãi trên thị trường, trong đó có hệ thống Bách hóa Xanh. Tuy nhiên, khi phóng viên VOV tìm hiểu về vấn đề này, câu trả lời từ các cơ quan chức năng lại không thống nhất.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho một trong những cơ sở sản xuất giá đỗ này do Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản cấp. Tuy nhiên, khi phóng viên liên hệ với ông Đỗ Tuấn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản, ông cho biết, trong 4 cơ sở đó thì chỉ có 1 cơ sở được chi cục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh trong khâu sơ chế, đóng gói. Còn những gì nằm ở công đoạn sản xuất thì chi cục lại không quản lý và hóa chất độc hại được sử dụng trong quá trình sản xuất chỉ có bảo vệ thực vật mới trả lời được.

Giá đỗ bẩn được đóng gói và bán tại Bách Hóa Xanh

Vậy đơn vị nào chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm? Câu trả lời vẫn mơ hồ, khi các cơ quan chức năng như Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Sở Nông nghiệp, và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đều từ chối hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong việc 2.900 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại tiêu thụ trên thị trường Đắk Lắk.

Luật sư Đặng Đình Tiến cho rằng, thanh tra các ngành y tế, nông nghiệp, công thương đều có quyền kiểm tra , phát hiện, lập biên bản xử phạt hành chính trong vụ việc giá đỗ bẩn

Trước sự mập mờ này, luật sư Đặng Đình Tiến, Công ty Luật Đại An, cho rằng: “Hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa có quy phạm nào quy định rõ trách nhiệm này thuộc về cơ quan nào quản lý. Tuy nhiên theo điều 35, của Nghị định 115 năm 2018 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thì ở đây người có thẩm quyền xử phạt là thanh tra được giao nhiệm vụ của các ngành như ngành y tế, ngành nông nghiệp phát triển nông thôn và công thương cũng có quyền lập biên bản xử phạt hành chính, khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Điều 5 quy định về hóa chất cấm trong sử dụng sản xuất thực phẩm”.

Trong khi dư luận đang sục sôi vì cả chục tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại tiêu thụ trên thị trường Đắk Lắk mỗi ngày, mong chờ sự vào cuộc quyết liệt từ phía các cơ quan nhà nước, chính sự né tránh trách nhiệm càng làm cho người dân thêm phần hoang mang và lo lắng.

Nam Trang/VOV-Tây Nguyên

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Ngân hàng “ăn nên làm ra” nhất Việt Nam sắp họp Đại hội cổ đông bất thường bàn chuyện nhân sự

Vietcombank – ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận nhiều năm liên tiếp – dự kiến họp bất thường vào ngày 7/3 bàn các vấn đề về nhân sự.

Tiếp tục đọc

VCB: HĐQT phê duyệt công tác chuẩn bị họp ĐHĐCĐBT 2025

VCB: HĐQT phê duyệt công tác chuẩn bị họp ĐHĐCĐBT 2025

Tiếp tục đọc

Saigon Glory mua lại gần 500 tỷ đồng trái phiếu sau khi đổi chủ

Sau khi không còn là công ty con của Tập đoàn Bitexco, Saigon Glory liên tiếp chi gần 500 tỷ đồng mua lại trái phiếu trong quý IV/2024.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay