MWG: Phân tích tình huống vụ nữ hiệu trưởng trường mẫu giáo trộm đồ

MWG: Phân tích tình huống vụ nữ hiệu trưởng trường mẫu giáo trộm đồ

Nữ hiệu trưởng cho biết bản thân bị áp lực công việc, bị bệnh hoang tưởng, suy nghĩ nhiều, không kiềm chế được cảm xúc

Mới đây, thông tin từ Công an huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) cho biết đang xác minh thông tin bà P.T.H.B (hiệu trưởng một trường mẫu giáo) được cho là trộm đồ tại một cửa hàng bách hóa.

Hình ảnh được cho là nhân viên cửa hàng bách hoá bắt quả tang bà B. lấy đồ

Ngày 25-12-2024, bà B. đã có tường trình về sự việc, kèm đơn thuốc được chẩn đoán là rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.

Trong bản tường trình, bà B. cho biết bản thân bị áp lực công việc, bị bệnh hoang tưởng, suy nghĩ nhiều, không kiềm chế được cảm xúc nên vào tối 19-12, khi đi mua đồ ở cửa hàng trên, bà đã lấy trộm 1 hộp xí muội, 1 hộp hạt dẻ bỏ vào túi xách cá nhân và bị nhân viên phát hiện.

Xác minh vụ một nữ hiệu trưởng trộm xí muội, hạt dẻ ở Bách hoá Xanh
Trước đó, bà cũng có lấy một số sản phẩm tại cửa hàng này như kem chống nắng, xà phòng. Tuy nhiên, đã phối hợp nhân viên cửa hàng xử lý và thanh toán số tiền hơn 1,5 triệu đồng (bao gồm hàng hóa đã mua).

Nhân viên cửa hàng đã ghi thông tin của bà B. lên bìa giấy rồi chụp ảnh bà kèm theo các sản phẩm được cho là bà đã lấy trộm. Sau đó, đoạn clip dài hơn 2 phút và các hình ảnh nói trên lan truyền trong các nhóm trên mạng xã hội.

Theo Công an huyện Vũng Liêm, sau khi xảy ra sự việc, cửa hàng bách hóa nói trên không báo tin đến cơ quan công an để xử lý. Cơ quan công an nắm thông tin qua công tác nghiệp vụ.

Cơ quan chức năng cũng đang làm rõ vụ việc, đồng thời xem xét trách nhiệm của nhân viên cửa hàng có hay không hành vi làm nhục người khác.

Luật sư Đào Thị Bích Liên, Văn phòng Luật sư Hà Hải và Cộng sự, đã phân tích nội dung trên từ nhiều khía cạnh pháp lý.

Đối với bà B., theo như lời trình bày thì nữ hiệu trưởng được chẩn đoán là rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, bản thân bị áp lực công việc, bị bệnh hoang tưởng, suy nghĩ nhiều, không kiềm chế được cảm xúc.., bà đã lấy trộm đồ tại cửa hàng 2 lần.

Căn cứ theo điều 21 Bộ Luật Hình sự 2015, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Tuy nhiên, để xác định chính xác người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có mắc bệnh tâm thần hay không, căn cứ theo Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 thì đây là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định.

Nếu kết quả giám định cho thấy người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì Viện Kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết quả này đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện. 

Còn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong vụ việc nêu trên, bà B. đã thừa nhận lấy một số hàng hóa tại cửa hàng, giá trị từng lần lấy cần được xác minh rõ ràng.

Nếu giá trị tài sản trộm cắp từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm sẽ bị truy tố tội trộm cắp tài sản. 

Nếu hành vi không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử phạt hành chính theo điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác với mức phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng.

Đối với nhân viên cửa hàng, họ đã chụp ảnh, ghi thông tin cá nhân của bà B. và phát tán trên mạng xã hội nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị khởi tố hình sự về tội làm nhục người khác.

Theo điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (bổ sung năm 2017), người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Trong trường hợp không đủ cơ sở khởi tố hình sự có thể xừ phạt hành chính về hành vi thu thập, sử dụng, phát tán thông tin cá nhân trái phép. Mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức.

Quyền về đời sống riêng tư, danh dự, nhân phẩm bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Hành vi của nhân viên cửa hàng phát tán hình ảnh và thông tin cá nhân của bà B. mà không có sự đồng ý có thể vi phạm điều 34, điều 38 Bộ Luật Dân sự 2015; điều 17, điều 18 Luật An ninh mạng 2018 và thậm chí có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.

Cơ quan chức năng cần làm rõ sự việc và xử lý nghiêm minh để đảm bảo quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của các bên liên quan theo đúng quy định pháp luật.

Anh Vũ

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Hai thương hiệu ngành than Quảng Ninh sắp “hồi sinh” trên sàn chứng khoán

Thương hiệu Than Đèo Nai và Than Cọc Sáu dự kiến sẽ xuất hiện trở lại trên sàn chứng khoán trong năm 2025 sau khi sáp nhập thành Công ty CP Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV.

Tiếp tục đọc

Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong hơn 2 thập kỷ, Tổng thống Putin phải liên tục báo động

Dân số Nga đang giảm ở mức đáng báo động, có thể làm thay đổi cấu trúc xã hội nước này.

Tiếp tục đọc

Sợ Mỹ siết thêm lệnh trừng phạt, quốc gia thành viên OPEC tìm cách ‘giải phóng’ 25 triệu thùng dầu mắc kẹt tại Trung Quốc trong 6 năm, nợ phí lưu kho gần nửa tỷ USD

25 triệu thùng dầu của Iran vẫn bị mắc kẹt tại cảng Trung Quốc từ năm 2018 do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay