Mỹ chọn cách tiếp cận ‘mềm’ với Việt Nam trong cuộc chiến thuế quan mới?

Mỹ chọn cách tiếp cận ‘mềm’ với Việt Nam trong cuộc chiến thuế quan mới?

Dù nằm trong danh sách các quốc gia bị áp thuế đối ứng từ Mỹ, Việt Nam dường như vẫn “nhẹ gánh” hơn so với một số nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á khi chỉ chịu mức thuế 20%, thấp hơn đáng kể so với Indonesia (32%), Campuchia (36%), Myanmar (40%), Malaysia (25%).

Tính đến thời điểm hiện tại, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư thông báo áp thuế tới 14 quốc gia. Mức thuế quan mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 0h01 ngày 1/8.

Cụ thể, Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ áp các mức thuế mới như sau: 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Tunisia, Malaysia và Kazakhstan; 30% đối với Nam Phi, Bosnia & Herzegovina; 35% đối với Serbia và Bangladesh; 36% đối với Campuchia và Thái Lan; 40% đối với Lào và Myanmar

Lý do được Tổng thống Trump đưa ra là lo ngại về thâm hụt thương mại giữa Mỹ và các quốc gia này. Ông khẳng định các mức thuế được áp dụng nhằm phản ứng trước những chính sách mà ông cho là đang gây cản trở cho hàng hóa Mỹ thâm nhập thị trường nước ngoài. Đồng thời, ông khuyến khích các quốc gia chuyển hoạt động sản xuất sang Mỹ nếu muốn tránh thuế.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cầm lá thư của Tổng thống Donald Trump gửi cho Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae-myung thông báo về mức thuế quan cao hơn mà hàng hóa của nước này có thể phải đối mặt kể từ ngày 1/8. (Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP/Getty Images)

Điều đáng chú ý là các nước trong khu vực Đông Nam Á chịu thuế cao đều có hoạt động gia công, lắp ráp hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là dệt may, da giày, tương tự như Việt Nam.

Malaysia, với mức thuế mới là 25%, là nhà cung cấp chất bán dẫn lớn thứ hai của Mỹ, với tổng giá trị khoảng 18 tỷ USD trong năm ngoái. Việt Nam hiện cũng thuộc top 3 châu Á về xuất khẩu chất bán dẫn sang Mỹ, là một trong nhiều quốc gia trụ cột của thế giới trong lĩnh vực này

Tại hội nghị “China Conference: Southeast Asia 2025” diễn ra hồi tháng 2 ở Kuala Lumpur, các chuyên gia nhận định rằng việc Mỹ tăng cường các quy định thương mại với Trung Quốc đang mở ra cơ hội lớn cho Malaysia trong việc mở rộng ngành công nghiệp bán dẫn. Đặc biệt, nước này có nhiều lợi thế trong các khâu hậu sản xuất như kiểm định và đóng gói chip – những lĩnh vực vốn là thế mạnh truyền thống của Malaysia.

Malaysia, một quốc gia lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn chiếm 13% hoạt động thử nghiệm và đóng gói toàn cầu, đang nhắm tới mục tiêu đầu tư hơn 100 tỷ USD vào lĩnh vực này.

Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế khu vực đối mặt với bất ổn chính trị và biến động kinh tế, Malaysia đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn ở Đông Nam Á. Tăng trưởng kinh tế ổn định và đồng nội tệ vững giá đang giúp nước này thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài quay trở lại mạnh mẽ.

Thủ tướng Anwar Ibrahim cho biết nền kinh tế Malaysia đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư chiến lược, chủ yếu là vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng trí tuệ nhân tạo. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán của nước này là thị trường hoạt động tốt nhất trong khu vực.

Không chỉ là nơi lắp ráp, kiểm định và đóng gói chip (OSAT), Malaysia còn là điểm đến của nhiều ông lớn ngành công nghệ như Intel, AMD, Infineon, Texas Instruments hay Bosch, đặc biệt tập trung tại bang Penang – nơi được mệnh danh là “thung lũng Silicon của châu Á”.

Ngành điện – điện tử nói chung của Malaysia đóng góp khoảng 35 – 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, tương đương hơn 120 tỷ USD mỗi năm, và đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia.

Cho tới nay, nhiều mặt hàng chip và linh kiện điện tử chiến lược của Malaysia vẫn tạm thời được miễn áp thuế, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo rằng nếu chính sách này mở rộng sang toàn bộ lĩnh vực điện tử, tác động sẽ rất nghiêm trọng.

Bộ thương mại Malaysia ngày 8/7 cho biết nước này đang phải đối mặt với mức thuế quan 25% và có kế hoạch “tiếp tục thảo luận” với Mỹ để đạt được “thỏa thuận thương mại cân bằng và có lợi cho cả hai bên”, theo Reuters.

Về phía Indonesia, Myanmar và Campuchia, đây đều là những trung tâm sản xuất hàng may mặc và phụ kiện lớn, đóng vai trò then chốt trong ngành thời trang Mỹ.

Theo báo cáo của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC), Indonesia là một trong 5 nhà cung cấp dệt may hàng đầu vào Mỹ vào năm 2023, góp phần vào 27% tổng nhập khẩu sản phẩm may mặc của Mỹ, cùng với Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ và Pakistan

“Indonesia sản xuất các sản phẩm may giá trị cao, phức tạp như áo công sở, trang phục ngoài trời và đồ thể thao, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững”, báo cáo của USITC nêu rõ.

Về phía Myanmar, ngành may mặc Myanmar được hỗ trợ mạnh mẽ bởi lực lượng lao động giá rẻ và quy mô lớn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn duy trì sản xuất tại đây dù bất ổn chính trị từ sau cuộc chính biến năm 2021.

Myanmar vẫn là một nhà gia công quan trọng cho các thương hiệu quốc tế như Adidas và H&M, với các đơn hàng theo mô hình CMP (Cut-Make-Pack). Chỉ riêng trong giai đoạn tháng 4 – 9/2023, giá trị ngành CMP đạt 4,316 tỷ USD

Theo dữ liệu từ UN Comtrade via TradingEconomics, tổng xuất khẩu hàng hóa Myanmar sang Mỹ năm 2024 đạt 473 triệu USD.

Báo cáo của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) và các thống kê thị trường cho thấy, trong giai đoạn 2013 – 2023, Campuchia đã tăng thị phần trong tổng nhập khẩu quần áo của Mỹ từ 3,2% lên 4,3% vào năm 2023.

Điều này đặt Campuchia trong nhóm các nước cung cấp chính, sánh ngang với Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia, và thể hiện xu hướng đang chuyển từ Trung Quốc sang thị trường Đông Nam Á.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay