Mỹ vừa hạ lãi suất, đồng tiền Việt sẽ biến động ra sao?

Mỹ vừa hạ lãi suất, đồng tiền Việt sẽ biến động ra sao?

Tỉ giá USD/VND biến động mạnh trong thời gian vừa qua khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng nhiều chuyên gia dự đoán tình hình tỉ giá sẽ ổn định hơn trong năm 2025.

Tính đến ngày hôm qua (19-12), tỉ giá trung tâm của VND so với USD được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 24.304 VND/USD, tăng 26 đồng so với trước đó một ngày và tăng 64 đồng so với đầu tháng 12.

Với biên độ +/-5%, hiện tỉ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch nằm trong khoảng 23.088 – 25.519 VND/USD.

Tỉ giá USD/VND tăng hơn 4% so với đầu năm

Tại các ngân hàng thương mại, giá đồng USD cũng được điều chỉnh tăng thêm trong ngày hôm qua. Đơn cử, Vietcombank niêm yết giá mua – bán đồng bạc xanh ở mức 25.189 – 25.519 VND/USD, cao hơn 28 đồng ở cả hai chiều so với trước đó một ngày.

So với đầu tháng 10, giá USD tại các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 750 – 820 đồng, tương đương VND mất giá thêm hơn 3% chỉ trong 2,5 tháng gần đây, đẩy mức mất giá của VND so với USD lên hơn 4% kể từ đầu năm đến nay. Trong khi trước đó, VND chỉ mất giá 1,3% so với USD cho đến cuối tháng 9-2024.

Trên thị trường chợ đen, hiện giá mỗi USD đang được giao dịch quanh mức 25.648 VND/USD mua vào và 25.748 VND/USD bán ra. Tính từ đầu tháng 10, thời điểm giá USD trên thị trường chính thức “nóng trở lại”, đến nay đồng bạc xanh trên thị trường tự do tăng thêm khoảng 550 đồng.

Tỷ giá USD/VND trên thị trường lên mức cao trong bối cảnh chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng lên mức cao nhất trong hơn một qua năm sau khi Fed quyết định hạ lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm %, xuống còn 4,25% – 4,50%.

Để giảm áp lực tỉ giá, ngay từ ngày 24-10, NHNN đã thông báo nối lại việc cung ứng USD với mức giá 25.450 VND/USD. Động thái này đã phần nào đã giúp gỡ nút thắt về nguồn cung ngoại tệ của thị trường.

Từ góc nhìn của một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, chia sẻ với PLO, ông Ong Hàng Văn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Trường Giang, cho biết: Với doanh nghiệp xuất khẩu, khi tỉ giá giảm như đợt tháng 9, chúng tôi bị lỗ “liểng xiểng” chứ đâu có được hưởng lợi. Bởi đơn hàng xuất đi vào thời điểm nào thì trong tờ khai hải quan phải ghi tỉ giá USD/VND của thời điểm đó. Nếu thời điểm đó, tỉ giá USD/VND tăng, nhưng đến khi ngoại tệ về và bán lại cho ngân hàng đúng thời điểm tỉ giá giảm thì trên hạch toán sổ sách là doanh nghiệp đang bị lỗ tỉ giá.

“Từ trước đến nay, ai cũng nói doanh nghiệp xuất khẩu luôn được xem là bên có lợi khi tỉ giá tăng, song thực tế chúng tôi cũng không được hưởng hết đâu. Bên cạnh những chuyến hàng bị lỗ tỉ giá kiểu như bán lúc tỉ giá tăng, tiền về tỉ giá giảm, chúng tôi còn tốn một nguồn ngoại tệ đáng kể để phục vụ cho việc nhập khẩu hóa chất, bao bì, cước vận chuyển. Đây đều là những đơn hàng phải thanh toán bằng ngoại tệ. Do đó, nếu ngoại tệ tăng 100 đồng thì mình có thể lời được 60 đồng, còn lại 40 đồng là bị thâm hụt vào những chi phí liên quan đến ngoại tệ”, ông Văn nói.


Dù tỉ giá USD/VND tăng hay giảm, thì khi có nguồn ngoại tệ về, doanh nghiệp sẽ vẫn bán lại cho ngân hàng để lấy tiền đồng thanh toán cho các đơn hàng sản xuất trong nước. Ảnh: T.L

Áp lực về tỉ giá sẽ giảm?

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank thừa nhận: “Đúng là chúng ta đang chịu áp lực về tỉ giá vì cuối năm nhu cầu về ngoại tệ để phục vụ cho đơn hàng nhập khẩu, hoặc nhu cầu mua ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tăng… trong khi kiều hối lại chưa về nhiều. Nhưng biến động tỉ giá hiện chỉ mang yếu tố mùa vụ và sang đến đầu năm sau thì áp lực tỉ giá sẽ giảm và ổn định hơn”.

Lý giải về việc tỉ giá tăng trở lại, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Shinhan cho rằng tỉ giá USD/VND tăng mạnh trong vài tháng gần đây chủ yếu do đồng đô la tăng trở lại. Các nhà đầu tư đang đặt cược vào các chính sách của Tổng thống Trump đắc cử sẽ khiến cho đồng USD mạnh lên.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho biết: Tỉ giá USD/VND từ đầu năm đến giờ ghi nhận nhiều biến động so với năm ngoái. Lý do chính là đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng giá và tính đến từ đầu năm đến hết tháng 11 thì chỉ số DXY tăng 4,8% do kỳ vọng vào các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tổng thống Trump.

Điều này sẽ khiến lạm phát tại Mỹ tăng lên, giá cả sẽ tăng theo và đương nhiên với kịch bản như vậy có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng hoặc thậm chí đảo ngược lộ trình cắt giảm lãi suất.

“Một điểm đáng chú ý nữa là kinh tế Mỹ phục hồi tương đối mạnh và đây là hai lý do khiến cho đồng đô la Mỹ tăng giá nhanh trong thời gian vừa qua, kéo theo các đồng tiền trên thế giới bị mất giá, trong đó có VND”, TS Cấn Văn Lực, nói.

Nhận định về biến động của tỉ giá USD/VND trong thời gian tới, TS Cấn Văn Lực cho rằng, thời gian tới tỉ giá USD/VND sẽ ổn định hơn với 3 lý do chính.

Thứ nhất là cung cầu về ngoại tệ của Việt Nam tương đối tốt. Thứ hai là câu chuyện về tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư khi ông Trump lên nắm quyền sẽ lắng xuống và giúp cho nhu cầu găm giữ USD để đầu cơ cũng giảm bớt đi.

Thứ ba, Fed có thể giảm tốc độ cắt giảm lãi suất nhưng vẫn sẽ tiếp tục duy trì việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều này sẽ giúp thu hẹp chênh lệch lãi suất USD-VND và qua đó cũng giúp giảm áp lực về tỉ giá. Theo đó, cả năm nay nhiều khả năng tỉ giá USD/VND sẽ ổn định và VND chỉ mất giá so với USD khoảng 3,5% – 4%.

“Trong năm 2025, chúng tôi dự báo tỉ giá USD/VND sẽ dịu hơn, ổn định hơn và có thể chỉ tăng 2,5 – 3%. Mức mất giá này chấp nhận được đối với VND trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và đồng USD đang tăng giá mạnh”, TS Lực nói.

Phát biểu tại phiên chất vấn của Quốc hội mới đây, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống đốc NHNN nhìn nhận rằng thị trường tiền tệ quốc tế diễn biến phức tạp, đồng USD biến động phức tạp, khi có thời điểm giảm mạnh, nhưng từ quý III lại tăng và hiện biến động ở mức cao.

Những diễn biến này tác động tới thị trường ngoại hối trong nước. Trong khi việc ổn định tỷ giá lại phụ thuộc cung cầu thực trên thị trường, hơn nữa thị trường ngoại hối còn tồn tại tình trạng đôla hóa, nên chịu tác động tâm lý kỳ vọng lớn. Nghĩa là có tình trạng tổ chức, doanh nghiệp có ngoại tệ thì không bán, nhưng khi chưa cần ngoại tệ họ đã mua.

Dù vậy, Thống đốc cho biết NHNN kiên định mục tiêu điều hành tỷ giá, ngoại hối linh hoạt, phù hợp tình hình diễn biến thị trường. Đặc biệt khi thị trường biến động lớn, cơ quan điều hành sẽ cân nhắc bán ngoại tệ để ổn định thị trường, đáp ứng nhu cầu người dân và doanh nghiệp

Thùy Linh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Một loại hình bất động sản luôn hưởng lợi từ vốn FDI, không lo bị “ế”: Nguồn cung dự kiến 3 năm tới sẽ có hơn 2.000 căn

Savills cho rằng, sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ theo cả hướng trực tiếp và gián tiếp. Hà Nội đón nhận vốn đầu tư vào phát triển các dự án căn hộ dịch vụ cũng như sự gia tăng nguồn cầu cho phân khúc khi có lượng lớn chuyên gia đến và làm việc tại các khu công nghiệp lân cận.

Tiếp tục đọc

Khó khăn kinh tế bủa vây chính phủ tân Thủ tướng Pháp

Triển vọng kinh tế Pháp phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của người dân đối với nền kinh tế.

Tiếp tục đọc

Tin tức kinh tế 21/12: Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI

Giá vàng đồng loạt bật tăng; Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/12.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay