Na Uy chi 1,6 tỷ USD để tiếp quản mạng lưới xuất khẩu khí đốt

Na Uy chi 1,6 tỷ USD để tiếp quản mạng lưới xuất khẩu khí đốt

Ngày 12/11, Bộ Năng lượng Na Uy đạt được thỏa thuận với 7 chủ sở hữu tư nhân về việc chính phủ tiếp quản phần lớn mạng lưới đường ống dẫn khí đốt rộng lớn trên cả nước, với khoản chi 1,64 tỷ USD.

(Nguồn: Shutterstock)

Bộ Năng lượng Na Uy cho biết ngày 12/11 đã đạt được thỏa thuận với 7 chủ sở hữu tư nhân về việc chính phủ tiếp quản phần lớn mạng lưới đường ống dẫn khí đốt rộng lớn trên cả nước.

Theo một tuyên bố, Bộ Năng lượng đã chấp thuận các điều khoản với Shell, CapeOmega, ConocoPhilipps, Equinor, Hav Energy, Orlen và Silex, chi 18,1 tỷ crown (khoảng 1,64 tỷ USD) để tiếp quản cổ phần của họ trong liên doanh Gassled – vốn được các công ty dầu mỏ đang sản xuất khí đốt ngoài khơi Na Uy nhất trí thành lập vào năm 2003.

Thỏa thuận có hiệu lực ngược trở lại bắt đầu từ ngày 1/1/2024 và với thỏa thuận này, cổ phần của nhà nước Na Uy tại liên doanh Gassled sẽ tăng từ mức 46,7% lên 100%.

Bộ Năng lượng nhấn mạnh thêm rằng việc chính phủ tiếp quản phần lớn mạng lưới đường ống dẫn khí đốt rộng lớn trên cả nước sẽ hỗ trợ các mục tiêu chính trong chính sách dầu mỏ của Na Uy, bao gồm cả việc áp mức thuế thấp đối với người sử dụng mạng lưới đường ống.

Cũng theo bộ trên, hiện vẫn còn 2 công ty gồm North Sea Infrastructure và M Vest Energy chưa nhất trí với đề nghị nhà nước tiếp quản cổ phần mà họ hiện nắm giữ tại Nyhamna và đường ống Polarled.

Tuy nhiên, chính phủ vẫn đặt mục tiêu tiếp quản các cổ phần này khi thời hạn nhượng quyền hiện tại kết thúc hoặc nếu một thỏa thuận được thống nhất trước thời điểm đó, Na Uy là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu sau khi lượng khí đốt chuyển giao từ Nga giảm mạnh do ảnh hưởng cuộc xung đột tại Ukraine vào năm 2022.

Chính phủ nước này này coi mạng lưới đường ống kéo dài khoảng 9.000km dọc đáy biển là tài sản quốc gia mà họ muốn nhà nước sở hữu hoàn toàn.

Vào năm 2023, Na Uy đã công bố kế hoạch quốc hữu hóa hầu hết mạng lưới đường ống dẫn khí đốt rộng lớn của nước này gồm một nhà máy sản xuất quy mô lớn và cơ sở hạ tầng khác khi nhiều hợp đồng nhượng quyền sẽ hết hạn vào năm 2028. Nước này cũng đã mời các chủ sở hữu hiện tại đàm phán về quá trình chuyển đổi./.

Minh Tâm-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

DCM: Tháng 6/2025, Phân bón Cà Mau vượt kế hoạch tiêu thụ urê, xuất khẩu tăng mạnh

Ngày 14/7/2025, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Phân bón Cà Mau) đã công bố kết quả sản xuất kinh doanh tháng 6/2025 với nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là sản lượng tiêu thụ urê vượt kế hoạch và xuất khẩu tăng mạnh.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp Bộ Xây dựng đẩy mạnh tái cơ cấu, quyết tâm vượt kế hoạch năm 2025

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu các doanh nghiệp thuộc Bộ tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp lớn, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% của cả nước.

Tiếp tục đọc

Hé lộ hệ sinh thái Meey Group gần 1.000 tỷ đồng của đại gia Hoàng Mai Chung: Doanh nghiệp đang muốn IPO ở Mỹ giống Vinfast

Doanh nghiệp này đang có 26 sản phẩm công nghệ giải quyết các bài toán trong lĩnh vực bất động sản.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay