Nằm quyền kiểm soát gần như tuyệt đối với loại hàng hoá quan trọng, Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng gián đoạn nghiêm trọng: Hàng loạt quốc gia kêu gọi họp khẩn

Nằm quyền kiểm soát gần như tuyệt đối với loại hàng hoá quan trọng, Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng gián đoạn nghiêm trọng: Hàng loạt quốc gia kêu gọi họp khẩn

Nỗi lo ngại về sự kiểm soát gần như tuyệt đối của Trung Quốc đối với các khoáng sản chiến lược ngày càng gia tăng khi các hãng sản xuất ô tô toàn cầu đồng loạt cảnh báo rằng các hạn chế xuất khẩu có thể gây gián đoạn lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực ô tô điện và công nghiệp quốc phòng.

Theo Reuters, các nhà sản xuất ô tô Đức là những cái tên mới nhất lên tiếng, sau khi một nhà sản xuất xe điện của Ấn Độ cảnh báo việc chậm trễ nhập khẩu đất hiếm có thể “nghiêm trọng ảnh hưởng đến sản lượng xe điện”.

Tháng 4 vừa qua, chính phủ Trung Quốc bất ngờ ban hành lệnh tạm ngừng xuất khẩu hàng loạt nguyên liệu và nam châm đất hiếm – những thành phần thiết yếu cho sản xuất xe hơi, drone, robot, tên lửa, thiết bị bán dẫn và động cơ công nghiệp.

Động thái này được đánh giá là “đòn phản công” chiến lược của Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang. Trước đó, Tổng thống Trump đã áp thuế nhập khẩu lên đến 145% với hàng hóa Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh không chỉ áp thuế trả đũa mà còn tận dụng ưu thế trong chuỗi cung ứng khoáng sản để gây sức ép ngược.

Theo các nguồn tin ngoại giao, cuộc gặp giữa ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến diễn ra trong tuần này, trong đó lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm dự kiến sẽ nằm ở vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự.

Lệnh tạm ngưng xuất khẩu đã khiến hàng hóa bị kẹt lại tại nhiều cảng Trung Quốc trong khi Bắc Kinh soạn thảo hệ thống kiểm soát xuất khẩu mới. Hệ thống này có thể vĩnh viễn chặn nguồn cung đối với một số thực thể, bao gồm cả các nhà thầu quân sự Mỹ.

Hildegard Mueller, người đứng đầu Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức, cảnh báo: “Nếu tình hình không sớm được giải quyết, nguy cơ chậm trễ sản xuất hoặc thậm chí đình trệ là điều không thể loại trừ.”

Tại Mỹ, liên minh các hãng ô tô lớn bao gồm GM, Toyota, Volkswagen, Hyundai cũng đã gửi thư khẩn cấp tới chính quyền Trump vào tháng 5, cảnh báo rằng việc thiếu hụt đất hiếm sẽ làm tê liệt dây chuyền sản xuất các bộ phận quan trọng như hộp số tự động, mô-tơ, cảm biến, trợ lực lái điện, dây an toàn, camera và đèn.

Nguồn tin từ Reuters cho biết, các nhà ngoại giao và doanh nghiệp từ Nhật Bản, Ấn Độ và châu Âu đang gấp rút yêu cầu Bắc Kinh tổ chức các cuộc gặp khẩn cấp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong cấp phép xuất khẩu nam châm đất hiếm.

Một phái đoàn doanh nghiệp Nhật Bản dự kiến sẽ đến Bắc Kinh đầu tháng 6 để thảo luận với Bộ Thương mại Trung Quốc. Các nhà ngoại giao từ các quốc gia châu Âu có ngành ô tô phát triển mạnh như Đức, Pháp, Ý cũng đã đề nghị được gặp gỡ khẩn cấp với giới chức Trung Quốc.

Tại Ấn Độ, hãng sản xuất xe Bajaj Auto cũng cảnh báo về nguy cơ tạm ngừng sản xuất xe điện nếu nguồn cung đất hiếm không được khơi thông. Chính phủ nước này đang lên kế hoạch cử phái đoàn ngành ô tô đến Trung Quốc trong vài tuần tới.

Frank Fannon – cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách tài nguyên năng lượng dưới thời Trump, cho rằng việc Trung Quốc sử dụng đất hiếm như một “vũ khí chiến lược” là điều hoàn toàn có thể dự đoán được.

Hiện tại, các nước ít có lựa chọn thay thế khả thi cho nguồn đất hiếm từ Trung Quốc, do việc xây dựng mỏ mới và nhà máy xử lý mất nhiều năm. Do đó, nếu không có giải pháp kịp thời, ngành sản xuất ô tô và công nghiệp quốc phòng toàn cầu có thể bị tê liệt ngay trong mùa hè năm nay.

Tham khảo Reuters

An Chi-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

TLG: Thiên Long hồi phục tháng 4 không đủ kéo quý I ảm đạm

Doanh thu tháng 4/2025 tăng mạnh và mang đến một số tín hiệu tích cực cho Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG), nhưng không đủ để đảo ngược bức tranh ảm đạm của quý I. Trong khi thị trường trong nước đang dần bão hòa, hàng giá rẻ từ Trung Quốc ngày càng lấn lướt, thì cổ phiếu TLG tiếp tục mất giá, nhà đầu tư ngoại rút lui, còn ban lãnh đạo vẫn nhận hàng trăm nghìn cổ phiếu ESOP với mức giá ưu đãi.

Tiếp tục đọc

Được kỳ vọng mảng bán lẻ của Thiên Long, Clever World liên tiếp thua lỗ

Sau hai năm hoạt động, Clever World - công ty con thuộc hệ sinh thái Thiên Long, do bà Cô Trần Dinh Dinh, ái nữ Chủ tịch Cô Gia Thọ điều hành vẫn chưa thể đạt điểm hòa vốn. Doanh thu tăng trưởng nhanh nhưng khoản lỗ lũy kế đã vượt 10 tỷ đồng, cho thấy bài toán mở rộng bán lẻ của Thiên Long vẫn còn nhiều thách thức.

Tiếp tục đọc

NAV: Báo lãi cao nhất 14 quý, hoàn thành hơn 90% kế hoạch năm sau 6 tháng

Với kết quả nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành 91% kế hoạch doanh thu thuần và 92% kế hoạch lãi trước thuế cả năm đề ra.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay