Nâng sức cạnh tranh cho ngành dệt may

Nâng sức cạnh tranh cho ngành dệt may

Việc thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp nâng cao tính năng động, hiệu quả.

Đó là chia sẻ của bà Bùi Minh Phượng – Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần PND toàn cầu – Thành viên Hiệp hội Dệt may Thành phố Hà Nội với Doanh Nhân.

– Là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và đã tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng và xuất khẩu dệt may, bà nhận định ra sao về bức tranh về ngành dệt may trong năm 2024, đặc biệt là trong những tháng cuối năm, thưa bà?

Xuất khẩu dệt may đang quay lại đà phục hồi, nhiều doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng đến hết quý III và cuối năm 2024. Do đó, chúng tôi đang tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ những tháng cuối năm.

Mặc dù khả quan về tình hình đơn hàng, tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng, ngành dệt may Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh về giá ở các thị trường như Trung Quốc, Myanmar và thậm chí là ở Bangladesh. Nguyên nhân của tình trạng này nằm ở việc Việt Nam vẫn chưa tự chủ về nguồn nguyên phụ liệu, phần lớn vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc do vị trí địa lý gần và giá thành rẻ, nên nguồn nguyên phụ liệu trong nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Với thực trạng này, dự báo cuối năm nhu cầu dệt may tại các thị trường tiêu thụ chính chưa thể cải thiện, kế hoạch cắt giảm lãi suất tại các thị trường này chưa rõ ràng, trong khi các quốc gia cạnh tranh dự kiến sẽ phá giá mạnh đồng tiền từ 15 – 20% để hỗ trợ xuất khẩu, giành lại thị phần. Do đó, các doanh nghiệp sẽ chịu áp lực cạnh tranh về đơn giá trong bối cảnh đơn giá vốn đã thấp của 2 năm qua chưa cải thiện.

Chủ động hơn về nguyên liệu, doanh nghiệp dệt may sẽ rút ngắn thời gian ra mẫu, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh hơn.

– Bộ Công Thương đang xúc tiến xây dựng Đề án thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang để tháo gỡ nút thắt liên quan đến việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Bà có đề xuất ra sao để đề án được triển khai thành công, hiệu quả, thưa bà?

Việc thành lập Trung tâm nguyên phụ liệu phục vụ ngành thời trang là rất cần thiết và chúng tôi hy vọng đề án này sớm được triển khai thành công để hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ động chuyển theo hình thức xuất khẩu cao hơn thay vì gia công chủ yếu, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trong nước ngày càng phát triển,… Điều này cũng giúp cho ngành dệt may có lợi thế cạnh tranh tốt hơn, có được nhiều đơn hàng với giá trị cao hơn, biên lợi nhuận tốt hơn.

Tuy nhiên, tôi cho rằng yếu tố quyết định sự thành công của Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang chính là sự kết nối giữa các cơ quan quản lý – doanh nghiệp – nhà cung cấp.

Mặt khác, các nhà cung ứng tham gia sẽ phải có sự chuẩn bị sẵn các yêu cầu thị trường, do đó việc truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu sẽ được đảm bảo.

Khi chủ động hơn về nguồn cung, doanh nghiệp Việt Nam sẽ rút ngắn thời gian ra mẫu chào hàng đối tác; chi phí, giá cả cạnh tranh hơn.

Đồng thời, trung tâm ra đời còn hình thành thị trường giao dịch nguyên phụ liệu ngành thời trang minh bạch; hình thành các giao dịch và hoạt động về nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ sản xuất, từ đó giúp các doanh nghiệp tiệm cận nhanh tới các công nghệ mới, công nghệ sạch.

– Bà có cho rằng đây là cơ hội để doanh nghiệp dệt may Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh doanh gia công may đơn thuần, hướng tới sản xuất FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế bán hàng) hay OBM (sở hữu nhãn hàng riêng)?

Thực tế là các doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may đã và đang chuyển dịch sang mô hình FOB và việc thành lập Trung tâm nguyên phụ liệu này sẽ giúp cho tiến trình chuyển đổi thuận lợi hơn.

Cụ thể với doanh nghiệp PND với 80% sản xuất FOB, chúng tôi sẵn sàng tham gia vào Trung tâm phát triển nguyên phụ liệu này để tối ưu hóa giá thành sản phẩm, ưu tiên nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước.

Hy vọng rằng, đây sẽ là tiền đề giúp các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy nội lực, nâng cao tính năng động, hiệu quả, có cơ hội vươn lên và tham gia vào chuỗi cung ứng ngành.

– Trân trọng cảm ơn bà!

Minh Châu-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Xuất khẩu nhiên liệu của Nga giảm mạnh do suy thoái lọc dầu

Nga ghi nhận xuất khẩu nhiên liệu qua đường biển giảm 9%, xuống 2,2 triệu thùng/ngày, do ưu tiên nội địa và ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị.

Tiếp tục đọc

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự giảm nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng giảm, có thời điểm gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức dưới 500 USD/tấn.

Tiếp tục đọc

EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay