Nền kinh tế Đức tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn

Nền kinh tế Đức tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn

Ngày 13/11, Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức công bố báo cáo dự báo thường niên cho biết nền kinh tế nước này vẫn đang trong tình trạng khó khăn. Tốc độ tăng trưởng yếu cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang tiếp tục chậm lại.

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức dự kiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm nay sẽ giảm 0,1% theo giá trị thực và phục hồi nhẹ ở mức 0,4% trong năm tới. Tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ ở mức 2,2% trong năm nay và 2,1% trong năm tới.

Báo cáo cho thấy trong năm nay, cả sản lượng và giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất đều sẽ giảm. Khối lượng đầu tư cũng giảm. Đồng thời, nền kinh tế toàn cầu phục hồi không dẫn đến xuất khẩu tăng lên mức thông thường. Mặc dù tiền lương thực tế tăng đáng kể trong năm 2023 và 2024 nhưng cho đến nay, mức độ tiêu dùng của các hộ gia đình tại Đức chỉ tăng nhẹ.   

Chuyên gia Martin Werding, thành viên Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức, nhận định sự phát triển kinh tế ở Đức yếu hơn đáng kể so với các nền kinh tế tiên tiến khác. Ở Mỹ, GDP đã cao hơn 12% so với mức ngay trước cuộc khủng hoảng COVID-19; ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), con số này là 4%. Trong khi đó, GDP của Đức trong năm tới được dự báo sẽ chỉ tương đương với thời điểm ngay trước đại dịch.

Theo các chuyên gia kinh tế Đức, trong nhiều năm qua, lĩnh vực đầu tư công tại nước này không được ưu tiên đầy đủ và luôn ở mức thấp. Điều này đặc biệt rõ ràng trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông, quốc phòng và giáo dục phổ thông. Để nền kinh tế tăng trưởng trở lại, Hội đồng cho rằng cần ưu tiên đầu tư công theo định hướng tương lai. Do đó, Hội đồng chuyên gia kinh tế đã đề xuất thành lập một quỹ cơ sở hạ tầng giao thông và quy định hạn ngạch tối thiểu chi tiêu cho giáo dục và quốc phòng.

 Hội đồng chuyên gia cũng cho rằng Đức cần phải bắt kịp xu hướng số hóa thị trường tài chính. Ngoài ra, đồng euro kỹ thuật số đã được lên kế hoạch có thể sẽ cung cấp một giải pháp thay thế mới cho thẻ tín dụng và các phương thức thanh toán qua internet, mang lại sự an toàn và hiệu quả về mặt chi phí, đồng thời tăng cường sự độc lập với các nhà cung cấp dịch vụ ngoài châu Âu.

Vũ Tùng (TTXVN)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay