Nền kinh tế Việt Nam cần dựa vào các yếu tố nội tại để cân bằng động lực tăng trưởng

Nền kinh tế Việt Nam cần dựa vào các yếu tố nội tại để cân bằng động lực tăng trưởng

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, nguy cơ Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những yếu tố bất định của kinh tế toàn cầu và khu vực cho thấy nền kinh tế Việt Nam cần dựa vào các yếu tố nội tại để cân bằng các động lực tăng trưởng.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam chia sẻ với Tạp chí Tài chính doanh nghiệp về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2025.

Năm 2024, dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vượt mức dự báo của ADB. Ông đánh giá như thế nào về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm qua?

Bất chấp những bất ổn từ nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế rất đáng khích lệ trong năm 2024. Kinh tế Việt Nam đã tăng tốc đạt mức tăng trưởng 6,8% trong ba quý đầu của năm 2024. Thành công này là kết quả của sự kết hợp giữa hoạt động thương mại mạnh mẽ, giải ngân đạt kỷ lục vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các chính sách, biện pháp điều hành kinh tế có hiệu quả của Chính phủ.

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam.

Trong báo cáo mới nhất được công bố vào giữa tháng 12/2024, ADB đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 6,4% trong năm 2024 so với dự báo 6,0% đưa ra hồi tháng 9/2024. Đây là sự ghi nhận tăng trưởng tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều thách thức từ những bất ổn toàn cầu cũng như những khó khăn trong nước.

Điều đáng ghi nhận là những phản ứng kịp thời của Chính phủ ứng phó trước những tác động nghiêm trọng của bão Yagi, hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng của bão kịp thời khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất, duy trì được đà tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó là các biện pháp kích thích kinh tế quan trọng, bao gồm mở rộng hỗ trợ tài khóa và tiếp tục chính sách tiền tệ linh hoạt đã giúp Việt Nam đạt được mục tiêu kép – kiểm soát được lạm phát vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Các chính sách phối hợp đã đem lại hiệu quả rất tích cực, làm nổi bật khả năng phục hồi và thích ứng rất ấn tượng của Việt Nam trước những thách thức từ bên ngoài và thiên tai bão lũ, đưa Việt Nam lên vị trí đứng đầu các nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á năm 2024.

ADB dự báo Việt Nam tăng trưởng 6,2% trong năm 2025. Trong khi đó, Quốc hội và Chính phủ đặt mục tiêu cao hơn rất nhiều. Theo ông, đâu là động lực chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025?

Trong năm 2025, ba động lực tăng trưởng chính là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu luôn giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.

Đầu tư công như một biện pháp kích thích tài khóa nên được ưu tiên vì Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa. Nợ công được kiểm soát tốt ở mức khoảng 37,4% GDP tính đến cuối năm 2023. Việt Nam nên đẩy nhanh giải ngân đầu tư công vì điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngành công nghiệp bị suy giảm như xây dựng và khai khoáng và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ vẫn là động lực chính, đặc biệt là khi các công ty tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Môi trường chính trị ổn định và lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn. Đầu tư tư nhân trong nước cũng có thể tăng khi các cải cách tiếp tục.

Tiêu dùng trong nước có thể được thúc đẩy nhờ nhu cầu tăng từ các biện pháp tài khóa, được hỗ trợ bởi chính sách tiền tệ nới lỏng để giữ lãi suất ở mức tương đối thấp. Chính sách phối hợp có thể hỗ trợ hiệu quả cho sự phục hồi kinh tế, xét đến sự ổn định giá cả tương đối và nhu cầu yếu. Với tầng lớp trung lưu trẻ và đang phát triển, tiêu dùng trong nước có khả năng sẽ vẫn mạnh. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát và niềm tin của người tiêu dùng.

Ngành xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là hàng điện tử, dệt may và nông sản, dự kiến ​​sẽ tăng trưởng. Tuy nhiên, có thể phải đối mặt với những trở ngại từ sự gián đoạn thương mại toàn cầu, cạnh tranh và các quy định khắt khe hơn về môi trường. Trong khi thị trường toàn cầu dự kiến ​​sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức trong giai đoạn 2024-2025, đây là cơ hội để Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị trong mạng lưới sản xuất toàn cầu để cải thiện xuất khẩu.

Phối hợp chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế

Bên cạnh những thuận lợi, kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt với những khó khăn, vướng mắc gì, thưa ông?

Nền kinh tế Việt Nam đang có những thuận lợi và cơ hội to lớn nhưng đồng thời phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong ngắn và trung hạn trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

(Ảnh minh họa)

Trước hết, Việt Nam có đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. GDP của Việt Nam dự kiến đạt 500 tỷ USD trong năm 2025, với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định ở mức 6-7% mỗi năm. Điều này giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và thương mại.

Thứ hai, hoạt động thương mại và đầu tư mạnh mẽ tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong những năm qua, bất chấp những thách thức từ những bất ổn toàn cầu, Việt Nam đã thể hiện khả năng phục hồi và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã có những nỗ lực chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp và hàng hóa sang chế biến chế tạo trong lĩnh vực điện tử và máy móc thiết bị. Sự chuyển dịch này đưa Việt Nam vào vị trí thuận lợi hơn trong mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu, mặc dù Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài để củng cố vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ ba, cải cách thể chế trên diện rộng đã và đang được được triển khai đã có những kết quả tích cực. Chúng ta cần lưu ý rằng đây là cuộc cải cách thể chế sâu rộng có thể giúp Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững, sáng tạo và có sức cạnh tranh.

Cuối cùng, chuyển đổi kép (chuyển đổi số và xanh) đang được thực hiện với nỗ lực của toàn bộ bộ máy chính trị, các doanh nghiệp và người dân. Sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ trong đổi mới công nghệ, đặc biệt là các sáng kiến về kinh tế số và trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tận dụng trong quá trình hiện đại hóa và đổi mới mô hình sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Chuyển đổi xanh sẽ giúp Việt Nam cải thiện môi trường sống cho người dân và chống chịu tốt hơn trước tác động của biến đổi khí hậu.

Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trước hết phải kể đến những ‘luồng gió ngược từ bên ngoài. Rủi ro từ môi trường bên ngoài bao gồm sự bất ổn trong kinh tế toàn cầu, tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine kéo dài và những bất ổn ở khu vực Trong Đông đang diễn ra. Những căng thẳng địa chính trị này khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. Các cuộc chiến tranh thương mại đang rình rập có khả năng gây ra chiến tranh tiền tệ với những hệ quả bất lợi cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Hiện tại vẫn chưa rõ ràng về những biện pháp nào dưới thời của chính quyền tiếp theo của Mỹ sẽ tác động đến quan hệ thương mại song phương với Mỹ cũng như tác động tổng thể của các biện pháp bảo hộ do Mỹ và các đối tác thương mại áp đặt. Một khi những biện pháp này được kích hoạt, chúng có thể làm gián đoạn dòng chảy thương mại và dòng vốn đầu tư nước ngoại – tác động này có thể mang lại cơ hội, nhưng cũng có thể là những thách thức đối với hoạt động thương mại và đầu tư của Việt Nam.

Ở trong nước, cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu có khả năng làm tăng chí phí hậu cần và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiêu dùng trong nước là môt trong những động lực tăng trưởng thì vẫn trì trệ. Một động lực khác của tăng trưởng là giải ngân vốn đầu tư công thì vẫn chưa được như kỳ vọng. Những nguy cơ rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu, một trong những thách thức nữa là Việt Nam vẫn thiếu lao động có tay nghề. Nhu cầu về lao động có tay nghề, đặc biệt trong các ngành công nghệ cao đã vượt quá nguồn cung. Sự thiếu hụt này có thể cản trở tăng trưởng ở các ngành công nghệ mới nổi cũng như ảnh hưởng đến khu vực FDI.

Bối cảnh thế giới năm 2025 vẫn còn nhiều những bất ổn, ông có khuyến nghị gì cho Việt Nam để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025?

Trong dự báo mới nhất công bố vào tháng 12/2024, ADB vẫn duy trì quan điểm tích cực về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2025. ADB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2025 lên 6,6%, tăng so với mức dự báo 6,2% vào tháng 9 năm 2024. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần lưu ý rằng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro từ bất ổn toàn cầu có thể tác động đến triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Nhu cầu bên ngoài yếu hơn dự kiến ​​sẽ đòi hỏi các biện pháp chính sách tiếp theo để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh nhằm kích thích nhu cầu trong nước. Tuy các rủi ro chính sách của chính quyền mới ở Mỹ với Việt Nam còn chưa rõ ràng, nguy cơ Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những yếu tố bất định của kinh tế toàn cầu và khu vực cũng cho thấy nền kinh tế cần dựa vào các yếu tố nội tại để cân bằng các động lực tăng trưởng.

Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Bất kỳ sự nới lỏng chính sách tiền tệ bổ sung nào cũng nên được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng, cùng với việc đẩy nhanh cải cách thể chế để hỗ trợ nền kinh tế. Chi tiêu tài khóa và đầu tư nên được ưu tiên do Việt Nam còn nhiều dư địa ngân sách. Về trung và dài hạn, việc thúc đẩy nhiều cải cách cơ cấu hơn nữa sẽ giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng ổn định.

Xin cảm ơn ông!

Thanh Phương (thực hiện)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Triển vọng năng lượng năm 2025 và 10 câu hỏi lớn

Trong báo cáo Triển vọng năng lượng năm 2025 được công bố hôm thứ năm, các nhà phân tích của Jefferies đã nêu bật mười câu hỏi quan trọng định hình bối cảnh năng lượng toàn cầu, được thúc đẩy bởi các thay đổi về chính sách, động lực thị trường và các yếu tố địa chính trị.

Tiếp tục đọc

Vinachem: Loạt dự án phân đạm từ thua lỗ đến có lãi

Từ những dự án thua lỗ, yếu kém nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các dự án được tái cơ cấu đã kinh doanh có lãi, góp phần cho Vinachem gặp đạt mức doanh thu cao trong lịch sử.

Tiếp tục đọc

Lạnh giá kéo dài khiến dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất

Số liệu mới nhất cho biết dự trữ khí đốt tại châu Âu hiện chỉ đạt 70% công suất, giảm mạnh so với mức 86% cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá kéo dài.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay