Nga tiếp tục vô hiệu hóa lệnh trừng phạt, tìm ra cách giao dịch với ngân hàng Trung Quốc trơn tru, nhanh chóng với chi phí cực rẻ

Nga tiếp tục vô hiệu hóa lệnh trừng phạt, tìm ra cách giao dịch với ngân hàng Trung Quốc trơn tru, nhanh chóng với chi phí cực rẻ

Hệ thống thanh toán mới giữa Nga và Trung Quốc cho đến nay vẫn hoạt động ổn định và chưa gặp rào cản lớn nào.

Nhiều ngân hàng lớn của Nga đã thiết lập một hệ thống thanh toán bù trừ có tên “The China Track” nhằm xử lý các giao dịch với Trung Quốc. Sáng kiến này giúp tránh sự giám sát từ các cơ quan quản lý phương Tây và hạn chế nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp, Reuters dẫn các nguồn tin ngân hàng cho biết.

Hệ thống này do các ngân hàng Nga đang bị trừng phạt thiết lập, hoạt động thông qua mạng lưới các trung gian đăng ký tại những quốc gia mà Moscow xem là “thân thiện”. Hệ thống đã được triển khai trong một thời gian và đến nay vẫn vận hành ổn định, chưa gặp sự cố lớn nào.

Mỗi ngân hàng điều hành nhiều đại lý thanh toán đã được xác minh – một số chuyên xử lý thanh toán xuất khẩu, số khác phục vụ cho nhập khẩu. Sau đó, tất cả các giao dịch được bù trừ tập trung tại ngân hàng, đảm bảo các bên liên quan đều nhận được tiền.

Nguồn tin trong ngành cho biết, các ngân hàng tham gia hệ thống xử lý giao dịch thương mại theo cả hai chiều – nhập khẩu và xuất khẩu.

Hệ thống không sử dụng mạng lưới SWIFT hay tài khoản tại các ngân hàng phương Tây. Thay vào đó, các ngân hàng tham gia cung cấp bảo lãnh thanh toán và các công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro vỡ nợ từ đại lý hoặc đối tác.

“Mọi dòng tiền đều được tái cấu trúc thông qua các khu vực pháp lý thân thiện để tránh bị phong tỏa”, một nguồn tin trong ngành cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng phương thức này hiện là cách rẻ nhất để giao thương với Trung Quốc.

Nguồn tin từ chối nêu tên các ngân hàng liên quan do lo ngại thu hút sự chú ý, nhưng khẳng định đây đều là những ngân hàng thuộc top 20 của Nga.

Hệ thống này cho phép thanh toán trực tiếp tới bất kỳ ngân hàng nào của Trung Quốc nếu hàng hóa không thuộc diện cấm và đối tác nằm trong 11 tỉnh được chỉ định của Trung Quốc.

“Mô hình này cho phép giao dịch trực tiếp với 11 tỉnh của Trung Quốc – nơi sản xuất phần lớn hàng hóa xuất sang Nga. Tỷ giá được tính theo tỷ giá chính thức, không tính thêm chênh lệch giá,” một nhân viên ngân hàng cho biết.

Chi phí tối thiểu của dịch vụ “China Track” hiện vào khoảng 1% với hàng nhập khẩu và 0,5% với hàng xuất khẩu. Tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với mức 2-4% bên ngoài hệ thống và mức cao điểm 12% trong năm ngoái.

“Mọi khoản tiền hiện tại đều được chuyển thành công, không có trường hợp nào bị trả lại. Thời gian xử lý thường mất 2 ngày”, một nguồn tin khác tiết lộ. Hiện chỉ có 1 phiên thanh toán mỗi tuần vào thứ Năm, nhưng kế hoạch sẽ tăng lên 2 phiên từ cuối tháng 4 và có thể hơn nữa nếu nhu cầu tăng.

Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina thừa nhận lệnh trừng phạt gây khó khăn cho thanh toán xuyên biên giới của doanh nghiệp Nga, song cho biết các kênh thanh toán thay thế đang dần được thiết lập.

Năm 2024, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc đạt kỷ lục 245 tỷ USD bất chấp các vấn đề về thanh toán và tiền hoa hồng lên tới 12%.

Theo Reuters

Y Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Sửa đổi Luật các TCTD 2024: Kỳ vọng tạo bước ngoặt trong xử lý nợ xấu

Sau hơn 6 năm triển khai, Nghị quyết 42 đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc tháo gỡ các vướng mắc và tạo nền tảng pháp lý cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, kể từ khi nghị quyết này hết hiệu lực vào cuối năm 2023, hoạt động xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đang gặp không ít trở ngại, đặc biệt do nhiều quy định quan trọng chưa được luật hóa trong Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Trước thực tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng hồ sơ pháp lý nhằm kế thừa và phát huy kết quả từ Nghị quyết 42. Dự thảo luật sửa đổi hiện đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. TS. Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đã có những chia sẻ thẳng thắn về các điểm nghẽn trong xử lý nợ xấu hiện nay, kỳ vọng từ Luật TCTD sửa đổisẽ gỡ vướng pháp lý, nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu và an toàn hệ thống.

Tiếp tục đọc

Đồng USD quay đầu giảm khi nỗi lo về kinh tế Mỹ trỗi dậy

Sau 4 tuần tăng giá liên tiếp, đồng USD đã quay đầu giảm trở lại vào đầu phiên giao dịch châu Á sáng thứ Hai (19/6) sau khi Moddy hạ xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Mỹ, cộng thêm nỗi lo căng thẳng thương mại lại trỗi dậy, đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư.

Tiếp tục đọc

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng: Chiến lược vượt khủng hoảng

Hiện nay, kinh tế toàn cầu đang gặp những bất ổn, từ căng thẳng địa chính trị đến biến động giá nguyên vật liệu, chuỗi cung ứng đang đối mặt với nhiều rủi ro chưa từng có. Những doanh nghiệp dẫn đầu không chỉ phản ứng linh hoạt mà còn chủ động xây dựng hệ thống quản trị rủi ro vững chắc để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay