Ngân hàng Trung ương Nga không thay đổi lãi suất chủ chốt

Ngân hàng Trung ương Nga không thay đổi lãi suất chủ chốt

Lần thứ tư liên tiếp, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) quyết định duy trì lãi suất chủ chốt ở mức 21%/năm và chính sách tiền tệ sẽ vẫn được thắt chặt.

Trong thông báo ngày 25-4, Hội đồng quản trị CBR chính thức xác nhận giữ lãi suất chủ chốt mỗi năm ở mức 21%, đồng thời tuyên bố, áp lực lạm phát hiện tại, bao gồm cả áp lực lạm phát cơ bản, vẫn tiếp tục giảm. Quyết định này phù hợp với những nhận định trước đó của các nhà phân tích.

CBR cũng lưu ý những nỗ lực nhằm đưa lạm phát trở lại mục tiêu vào năm 2026. Điều này đồng nghĩa với việc chính sách tiền tệ sẽ vẫn được thắt chặt trong thời gian dài.

“Tăng trưởng nhu cầu trong nước vẫn vượt xa khả năng mở rộng nguồn cung hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, nền kinh tế đang dần trở lại lộ trình tăng trưởng cân bằng” thông báo từ CBR cho hay.

Ngân hàng Trung ương Nga lần thứ tư liên tiếp giữ lãi suất chủ chốt ở mức 21%/năm. Ảnh: TASS

Thời gian tới, những động thái của CBR liên quan đến lãi suất chủ chốt sẽ phụ thuộc vào tốc độ và tính bền vững của lạm phát, cũng như kỳ vọng lạm phát giảm. Cuộc họp tiếp theo của cơ quan này về lãi suất chủ chốt sẽ diễn ra vào ngày 6-6.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã nâng triển vọng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong năm 2025 lên mức 1,5%, tăng nhẹ 0,1% so với dự báo hồi tháng 1, nhưng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế quốc gia này xuống còn 0,9% ở năm 2026. Các dự báo được đưa ra dựa trên đánh giá tiêu dùng tư nhân và đầu tư chậm lại trong bối cảnh thị trường lao động thắt chặt hơn và tăng trưởng tiền lương chậm lại.

Theo ước tính của IMF, lạm phát ở Nga ở mức 8,4% vào năm 2024, 9,3% ở năm 2025 và 5,5% trong năm 2026. Tỷ lệ thất nghiệp ước tính theo các năm tương ứng lần lượt ở mức 2,5%, 2,8% và 3,5%.

Các chuyên gia nhận định, tốc độ tăng trưởng dự kiến ​​của nền kinh tế Nga năm 2025 vẫn cao hơn nhiều quốc gia phát triển. Cụ thể, tăng trưởng GDP tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ở mức 0,8% (Đức – 0%, Italia – 0,4%, Pháp – 0,6%), Nhật Bản – 0,6%, Anh – 1,1%, Canada – 1,4%.

Theo TASS, Interfax

Thương Nguyệt-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Nguy cơ từ thuế quan, thị trường nội địa ‘cứu cánh’ cho DN thép?

Trước cơn bão thuế quan và biến động của thị trường trường xuất khẩu, 2025 sẽ là năm khó khăn với ngành thép. Trong bối cảnh đó, thị trường nội địa được xem là cứu cánh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Tiếp tục đọc

‏Tại sao giá bán lại xe ô tô giảm dần theo thời gian‏

Sau ba năm sử dụng, ô tô có thể mất tới 50% giá trị do hao mòn, công nghệ lỗi thời và thay đổi thị hiếu thị trường.

Tiếp tục đọc

Tăng nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản từ Hoa Kỳ

Theo Bộ Công Thương, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường có tiềm năng xuất khẩu lớn các sản phẩm ngũ cốc, thịt, sữa, gỗ... sang Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay