Ngành công nghiệp Việt Nam thu hút đầu tư giá trị cao, thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp

Ngành công nghiệp Việt Nam thu hút đầu tư giá trị cao, thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp

Ngành công nghiệp Việt Nam đang thu hút làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực giá trị cao, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường bất động sản công nghiệp.

Ngành công nghiệp Việt Nam đang chứng kiến một quá trình chuyển biến mạnh mẽ, thu hút các “làn sóng mới” đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị cao, khẳng định vị thế của Việt Nam như một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số tại Đông Nam Á. Đây là nhận định của các chuyên gia Savills về sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam, đồng thời đánh giá tác động mạnh mẽ của xu hướng này đối với thị trường bất động sản công nghiệp trong tương lai.

Ngành công nghiệp Việt Nam thu hút đầu tư giá trị cao

Theo báo cáo của Savills Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt gần 24,8 tỷ USD, trong đó các ngành có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô, chất bán dẫn và công nghệ xanh dẫn đầu. Sản xuất chiếm khoảng 63% trong tổng FDI, cho thấy sức hấp dẫn ngày càng lớn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư, vượt xa so với các ngành sản xuất chi phí thấp truyền thống.

Khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc hiện đang thu hút các ngành tập trung vào xuất khẩu, trong khi khu vực phía Nam, bao gồm TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, lại lý tưởng cho cả sản xuất xuất khẩu và phục vụ thị trường nội địa.

Khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc hiện đang thu hút các ngành tập trung vào xuất khẩu

Ông John Campbell – Giám đốc bộ phận bất động sản công nghiệp Savills, nhận định: “Dòng vốn FDI mạnh mẽ, vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh, sự tăng trưởng của thương mại điện tử, chính sách thương mại cởi mở và vai trò quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ là yếu tố quyết định cho nguồn cung và hiệu suất lâu dài của phân khúc kho bãi.”

Trong năm 2024, thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, nguồn cung nhà xưởng và nhà kho xây sẵn tăng 31%, với tỷ lệ lấp đầy vượt 80% tại các khu vực trọng điểm. Chi phí thuê kho bãi vẫn duy trì ở mức hấp dẫn, trung bình là 5,6 USD/m2, tiếp tục thu hút các công ty đang thực hiện chiến lược “Trung Quốc + 1”. Các nhà phát triển bất động sản công nghiệp đáp ứng nhu cầu này bằng cách xây dựng các cơ sở mặt bằng hiện đại, công nghệ cao và thân thiện với môi trường, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Với những chuyển biến mạnh mẽ trong ngành công nghiệp và sự phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp, Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư toàn cầu, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.

HỒNG DIỄM – THÁI PHƯƠNG // TRUNG TÂM TIN TỨC HTV

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Liên tục ký kết với các đối tác lớn, Điện máy Xanh khẳng định chiến lược bán sản phẩm hướng đến khách hàng

Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả kinh doanh tích cực của Điện máy Xanh, đánh dấu sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu lẫn sự hài lòng của khách hàng. Thành công này đến từ việc hợp tác chặt chẽ với các thương hiệu lớn, mang đến sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ xuất sắc, đáp ứng toàn diện nhu cầu của người dùng.

Tiếp tục đọc

Áp lực cũng là động lực để kinh tế Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới

Áp lực cũng là động lực để kinh tế Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới, đây là thông điệp được các chuyên gia nhấn mạnh tại hội thảo: “Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 – Đổi mới, sáng tạo và hội nhập trong kỷ nguyên mới”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức sáng 14/1 tại Hà Nội.

Tiếp tục đọc

Châu Á rơi vào hỗn loạn sau lệnh trừng phạt của Mỹ lên dầu mỏ Nga

Hôm thứ Hai (13/1), các nhà máy lọc dầu, nhà điều hành tàu chở dầu, nhà giao dịch và quản lý cảng khắp châu Á đã phải gấp rút đối phó trước lệnh trừng phạt mạnh tay nhất từ Mỹ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, cùng với tác động đến các nhà nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay