Ngành logistics Đông Nam Á đang bị cuốn vào ‘cuộc đua xuống đáy’

Ngành logistics Đông Nam Á đang bị cuốn vào ‘cuộc đua xuống đáy’

J&T Express mở rộng thị phần nhờ giảm giá sâu, nhưng chiến lược này gây áp lực lớn lên đối thủ và khiến chính phủ Indonesia phải cân nhắc áp giá sàn để bảo vệ thị trường.

Theo báo cáo tài chính năm 2024, J&T Express tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường logistics Đông Nam Á năm thứ 5 liên tiếp với thị phần đạt 28,6%, tăng từ 25,4% trong năm 2023.

Thành tích này càng đáng chú ý khi diễn ra trong bối cảnh đối thủ lớn là SPX Express – đơn vị hậu cần nội bộ của Shopee – tăng trưởng rất nhanh.

Tuy nhiên, chiến thắng của J&T đang khiến thị trường quan ngại. Giới quan sát cảnh báo mô hình “giảm giá để thắng” đang kéo toàn bộ ngành vào một chu kỳ suy thoái giá khắc nghiệt, nơi doanh nghiệp nào có thể cắt lỗ nhiều hơn sẽ là kẻ sống sót cuối cùng.

“Đây là một cuộc đua xuống đáy. Sự sống còn giờ phụ thuộc vào bên nào có thể giảm giá nhiều nhất”, ông Lai Chang Wen, CEO kiêm đồng sáng lập Ninja Van, phát biểu với Tech in Asia.

Ông nhấn mạnh tư duy kẻ thắng lấy hết có thể tối ưu lợi nhuận ngắn hạn, nhưng lại đánh đổi bằng sự hy sinh các khoản đầu tư dài hạn vào công nghệ và đổi mới.

Tình trạng này đang gây phản ứng dữ dội tại nhiều thị trường. Tại Indonesia, một trong những “mặt trận” quan trọng nhất của J&T, Hiệp hội Logistics Kinh tế Kỹ thuật số (ALDEI) của nước này cho biết thị trường đang có những diễn biến tiêu cực.

“Chúng tôi nhận thấy hiện tượng bán dưới giá thành ngày càng phổ biến, đến mức gây sụp đổ cho các doanh nghiệp khác”, ông Jimmi Krismiardhi, Phó chủ tịch ALDEI cảnh báo.

Tổ chức này xác nhận chính phủ Indonesia đang xem xét áp dụng giá sàn trong ngành logistics để ngăn chặn làn sóng cạnh tranh “hủy diệt” này. Đề xuất đã được thảo luận cùng các hiệp hội và được giới chức nước này ủng hộ.

Theo giới chuyên môn, mức giá J&T hiện đưa ra gần như thấp nhất thị trường, chưa tính SPX Express. Một nguồn tin giấu tên từ một công ty logistics tại Indonesia cho biết J&T từng không tăng giá dù giá nhiên liệu leo thang, trong khi các công ty logistics bên thứ ba (3PL) buộc phải điều chỉnh cước để duy trì biên lợi nhuận.

Giải thích cho chiến lược này, Giám đốc Tài chính của J&T Dylan Tey chia sẻ rằng công ty tận dụng hiệu ứng kinh tế theo quy mô để giảm giá thành đơn hàng. Khi xử lý khối lượng lớn bưu kiện, chi phí đơn vị sẽ giảm mạnh, cho phép công ty duy trì giá thấp mà không cần bán lỗ.

Hồng Nhung-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Tin tức kinh tế ngày 9/7: Huy động trái phiếu Chính phủ tăng mạnh

Huy động trái phiếu Chính phủ tăng mạnh; Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay; Tài khoản đầu tư crypto tại Việt Nam chiếm gần 20% dân số… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 9/7.

Tiếp tục đọc

Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách linh hoạt, tiếp sức tăng trưởng GDP nửa đầu năm

Ngày 9/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, với nhiều kết quả khả quan trong điều hành chính sách tiền tệ, tái cơ cấu hệ thống và hỗ trợ tăng trưởng.

Tiếp tục đọc

Cục Thống kê: Dự kiến 6 tháng cuối năm tăng trưởng GDP đạt 8,42% mới hoàn thành mục tăng trưởng kinh tế năm 2025

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% so với cùng kỳ năm trước, dự kiến 6 tháng cuối năm tăng 8,42% và cả năm hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8%.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay