Ngành Ngân hàng quyết liệt cơ cấu lại hệ thống, kiểm soát chặt nợ xấu

Ngành Ngân hàng quyết liệt cơ cấu lại hệ thống, kiểm soát chặt nợ xấu

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp thường trực ngày 11/3/2025 và trên cơ sở phương án cơ cấu lại SCB do nhà đầu tư xây dựng, NHNN đã dự thảo Tờ trình báo cáo Chính phủ và Bộ Chính trị về phương án cơ cấu lại SCB. Hiện, NHNN đang tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan đối với dự thảo nêu trên.

Đối với các ngân hàng yếu kém khác, cuối năm 2024 và đầu năm 2025, NHNN đã tích cực tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Nghị quyết chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc và DongA Bank làm cơ sở để NHNN ban hành các quyết định chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng này. Đây là một dấu mốc quan trọng trong lộ trình xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng.

NHNN cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD quyết liệt thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025

Nợ xấu toàn ngành đang được kiểm soát. Tính đến tháng 2/2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống (không bao gồm 5 ngân hàng MBV, GPBank, VCBNeo, Vikki Bank, SCB) ở mức 1,88%.

Việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém đã có bước tiến lớn, tuy nhiên, theo NHNN tiến độ cơ cấu lại đối với một số TCTD phi ngân hàng có chủ sở hữu/cổ đông lớn là các Tập đoàn/Tổng Công ty nhà nước còn chậm do phụ thuộc vào nội dung phương án cơ cấu lại tổng thể của các Tập đoàn/Tổng công ty nhà nước.

Thời gian tới, NHNN cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD quyết liệt thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 nhằm cố gắng thực hiện được các giải pháp, mục tiêu của Đề án 689. Song song với đó tập trung thực hiện phương án xử lý các TCTD yếu kém, triển khai cơ cấu lại các NHTM được kiểm soát đặc biệt theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các TCTD tiếp tục tăng cường. Trong đó, tập trung thanh tra, giám sát các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro; phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

PT-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay