Ngành Ngân hàng Thanh Hóa: Tín dụng phát triển, số hóa đột phá

Ngành Ngân hàng Thanh Hóa: Tín dụng phát triển, số hóa đột phá

Khép lại năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Thanh Hóa đã ghi dấu ấn nổi bật với vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ, ngoại hối và là “ngân hàng của các tổ chức tín dụng”, góp phần vẽ nên bức tranh kinh tế – xã hội tỉnh đầy triển vọng. Ngành Ngân hàng Thanh Hóa không chỉ đạt được đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững, khẳng định vị thế dẫn đầu trong chiến lược kinh tế địa phương.

Agribank Thanh Hóa hỗ trợ khách hàng hoàn thiện sinh trắc học.

Những con số “biết nói”

Năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và trong nước gặp nhiều biến động, NHNN Chi nhánh Thanh Hóa đã thể hiện vai trò trụ cột, triển khai đồng bộ, kịp thời, nhất quán các cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng trên địa bàn, hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế địa phương. Công tác thanh tra, giám sát đã giúp đánh giá đúng chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, đồng thời cải thiện hiệu quả quản lý nợ và nâng cao chất lượng tín dụng.

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ, cùng Chương trình hành động của NHNN Việt Nam, tính đến hết tháng 11/2024, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Thanh Hóa đạt 183.849 tỷ đồng, tăng 7,9% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm 68,5% tổng vốn huy động, cho thấy niềm tin lớn của người dân vào hệ thống ngân hàng.

Tổng dư nợ tín dụng đạt 217.221 tỷ đồng, tăng 11,8% so với đầu năm. Đặc biệt, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 1,1% tổng dư nợ, cho thấy chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 64% thị phần, đóng vai trò chủ đạo, tiếp theo là ngân hàng thương mại cổ phần với 23%, Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm 7%, khối TCTD hợp tác xã (Ngân hàng Hợp tác xã, QTDND, Tổ chức TCVM) chiếm 6% thị phần.

NHNN Chi nhánh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện mạnh mẽ các giải pháp chuyển đổi số theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN, góp phần thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Năm 2024, tỷ lệ giao dịch qua kênh số tại Thanh Hóa đạt trên 90%, nhờ triển khai các dịch vụ ngân hàng tiên tiến như thanh toán qua mã QR, xác thực sinh trắc học, thanh toán trên thiết bị di động và các sàn thương mại điện tử.

Ứng dụng công nghệ Big Data, trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý tín dụng và giám sát hoạt động đã giúp tự động hóa các quy trình, nâng cao hiệu quả quản lý. NHNN Chi nhánh Thanh Hóa đã chứng minh được tầm nhìn chiến lược khi đặt công nghệ làm trọng tâm cho sự phát triển bền vững.

Trong năm 2024, NHNN Thanh Hóa đã triển khai hiệu quả Chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, hỗ trợ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ. Các dự án như Khu dân cư Tân Thành Eco 3 hay Nhà ở xã hội tại phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa) đã được giải ngân gần 100 tỷ đồng, góp phần cải thiện đời sống của người lao động thu nhập thấp và gia đình chính sách.

Chương trình “Kết nối ngân hàng- doanh nghiệp” tiếp tục là cầu nối quan trọng, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất hợp lý, tháo gỡ khó khăn về chi phí và tài chính. Đặc biệt, ngành ngân hàng còn hỗ trợ doanh nghiệp trong quản trị dòng tiền, điều hành hoạt động và xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh thích ứng với thực tế.

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Năm 2025 có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, điều hành của NHNN Chi nhánh Thanh Hóa. Dưới sự chỉ đạo sát sao từ Thống đốc NHNN, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, ngành Ngân hàng Thanh Hóa xác định các nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục đổi mới toàn diện, đẩy mạnh cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả tiếp tục là mục tiêu hàng đầu. Các nguồn tín dụng tiếp tục được hướng đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên và động lực tăng trưởng. Đồng thời, tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như BOT giao thông hay bất động sản sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

Đẩy mạnh chuyển đổi số vẫn là chiến lược trọng tâm trong năm 2025, với việc phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, đảm bảo an ninh và an toàn công nghệ thông tin. Ngành Ngân hàng Thanh Hóa sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tích cực Đề án 06, chuyển đổi số của ngành ngân hàng và hoàn thiện hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, hướng đến xây dựng một xã hội công nghệ hiện đại và tiện ích.

NHNN Chi nhánh Thanh Hóa cũng sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng như chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản và thủy sản, các quy định về việc TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn hay các chương trình ưu đãi khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thống đốc NHNN. Các chính sách này không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mà còn thúc đẩy tái thiết lập sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Bước qua năm 2024 với nhiều thành tựu nổi bật, ngành Ngân hàng Thanh Hóa không ngừng nỗ lực để tiếp tục chinh phục những mục tiêu lớn hơn trong năm 2025.

Bài và ảnh: Ngọc Lan

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Hai thương hiệu ngành than Quảng Ninh sắp “hồi sinh” trên sàn chứng khoán

Thương hiệu Than Đèo Nai và Than Cọc Sáu dự kiến sẽ xuất hiện trở lại trên sàn chứng khoán trong năm 2025 sau khi sáp nhập thành Công ty CP Than Đèo Nai - Cọc Sáu - TKV.

Tiếp tục đọc

Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong hơn 2 thập kỷ, Tổng thống Putin phải liên tục báo động

Dân số Nga đang giảm ở mức đáng báo động, có thể làm thay đổi cấu trúc xã hội nước này.

Tiếp tục đọc

Sợ Mỹ siết thêm lệnh trừng phạt, quốc gia thành viên OPEC tìm cách ‘giải phóng’ 25 triệu thùng dầu mắc kẹt tại Trung Quốc trong 6 năm, nợ phí lưu kho gần nửa tỷ USD

25 triệu thùng dầu của Iran vẫn bị mắc kẹt tại cảng Trung Quốc từ năm 2018 do lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay