Ngành sợi Việt Nam dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Ngành sợi Việt Nam dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

DIỄN BIẾN CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG

Ngày 4/2/2025, Mỹ áp thuế bổ sung 10% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó bao gồm khoảng 300 tỷ hàng dệt may đã bị áp thuế từ 10 – 25% trong nhiệm kỳ Trump 1.0 đa phần vẫn còn hiệu lực.

Ngày 4/3/2025, Mỹ tiếp tục áp thuế bổ sung thêm 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Cùng ngày, Trung Quốc đưa ra chính sách thuế trả đũa bằng cách áp thuế bổ sung 15% đối với thịt gà, lúa mì, ngô, bông và 10% đối với thịt lợn, thịt bò, lúa mạch, đậu nành, thủy sản, trái cây, rau và sản phẩm từ sữa. Thuế quan này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10/3/2025.

Ngay khi thông tin Trung Quốc áp thuế bổ sung 15% đối với bông Mỹ được công bố, thị trường phản ứng một cách tiêu cực. Các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ bị bán tháo trên diện rộng. Hợp đồng tương lai bông ICE giảm hơn 200 điểm, với khối lượng giao dịch khoảng 110 nghìn lô. Hợp đồng kỳ hạn tháng 5 về mức thấp nhất trong 5 năm qua 62,54 cent/lb. Ngược lại, hợp đồng kỳ hạn bông Trịnh Châu lại tăng nhẹ 5 tệ/tấn do kỳ vọng nhu cầu bông nội địa tăng lên. Người mua bông Trung Quốc hoảng loạn làm thủ tục nhập khẩu các lô bông Mỹ sắp về cảng kịp trước ngày 10/3. Với các lô bông Mỹ đã chốt nhưng chưa giao hàng, họ yêu cầu nhà cung cấp đổi sang bông Brazil.

TÁC ĐỘNG LÊN THỊ TRƯỜNG NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY

Về cung cầu, thương mại và giá bông

So với dự báo tháng 1/2025 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo tháng 2/2025 cho thấy sản lượng bông thế giới niên vụ 2024/25 tăng 0,2 triệu tấn do sản lượng bông Trung Quốc tăng. Ngược lại, mức tiêu thụ thế giới vẫn giữ nguyên khiến tồn kho bông cuối kỳ tăng lên 17,1 triệu tấn, mức cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại. Tình hình cung cầu đang cho thấy niên vụ 2024/25 nguồn cung bông trên thị trường dồi dào, không tạo áp lực để làm tăng giá bông cho đến khi các thông tin gieo trồng và mùa vụ mới 2025/26 có thể tác động lên giá bông. Tuy nhiên, với quyết định áp thuế bổ sung của Trung Quốc đối với bông Mỹ sẽ làm thay đổi trật tự thương mại bông và giá cả một số xuất xứ bông.

Xét riêng Trung Quốc, so với mùa vụ trước, sản lượng bông tăng 11% lên 6,7 triệu tấn. Với lượng tồn kho cuối kỳ vụ 2023/24 của Trung Quốc khoảng 8 triệu tấn, cao nhất so với 5 niên vụ gần đây, Trung Quốc hiện có sản lượng bông nội địa và lượng dữ trữ trong kho Nhà nước cao. Năm 2025, dự kiến nhu cầu nhập khẩu bông của nước này sẽ giảm mạnh so với mức trung bình 2 triệu tấn/năm của những năm trước. Mặt khác, tỷ trọng nhập khẩu bông Mỹ vốn dĩ đã giảm mạnh từ 60% năm 2022 còn 35% năm 2024.

Nếu biện pháp trả đũa thuế quan còn kéo dài thì bông Mỹ sẽ mất thị phần tại Trung Quốc và được bù đắp bởi bông Brazil và bông Úc. Vì vậy, giá của bông Brazil và Úc sẽ giữ cao hơn mặt bằng chung của giá bông trong thời gian tới.

Về phía Mỹ, trước đây, nước này xuất khẩu khoảng 12-20% sản lượng bông sang Trung Quốc. Hiện tại, bất ổn thương mại Mỹ – Trung chắc chắn gây áp lực lên xuất khẩu bông Mỹ và làm suy yếu khả năng cạnh tranh về giá. Nếu giá thị trường bông Mỹ hiện tại khoảng 1,7 USD/kg thì khi nhập khẩu vào Trung Quốc sau thuế trong hạn ngạch cao hơn 0,27 USD/kg, ngoài hạn ngạch cao hơn 1,1 USD/kg. Mức chênh lệch này rõ ràng sẽ triệt tiêu nhu cầu bông Mỹ của Trung Quốc và bông Mỹ hiện đang phải hạ giá để mở rộng đường sang các thị trường khác như Pakistan, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh.

THỊ TRƯỜNG SỢI BÔNG

Bảng cân đối bông và sợi bông của Trung Quốc từ năm 2021 đến nay cho thấy có sự điều tiết thị trường giữa sản lượng, tiêu thụ, nhu cầu nhập khẩu bông, sợi bông và sự can thiệp của chính phủ với việc bán kho bông dự trữ. Năm 2021, tồn kho bông, sợi bông đầu kỳ ở mức thấp trong khi nhu cầu sợi bông tăng cao khiến nước này nhập khẩu lượng bông và sợi bông ở mức cao kỷ lục. Năm 2022, nhu cầu sợi bông xuống mức thấp nhất 5 năm, nước này đã nhập khẩu bông để các nhà máy cầm cự sản xuất và giảm nhập khẩu sợi bông. Năm 2023, nhu cầu phục hồi nhưng giá sợi thấp, nhập khẩu sợi bông tăng lên 1,55 triệu tấn do giá cạnh tranh hơn sợi sản xuất trong nước.

Chính phủ đã phải mở bán kho bông dự trữ Nhà nước với lượng bán ra khoảng 0,6 triệu tấn nên nước này chỉ nhập khẩu 1,4 triệu tấn bông. Năm 2024, hiệu quả ngành sợi khả quan hơn, Trung Quốc nhập khẩu lượng bông kỷ lục 3,3 triệu tấn vừa để phục vụ sản xuất vừa bù đắp vào kho dự trữ Nhà nước. Vì vậy, nhập khẩu sợi bông của nước này giảm xuống còn 1,3 triệu tấn. Số liệu năm 2025 là số ước được USDA và trang CCFGroup đưa ra trước khi có biện pháp thuế quan 15% đối với bông Mỹ nhập khẩu. Về sản xuất bông, nhập khẩu bông, tiêu thụ bông và sợi bông tương tự như năm 2023 nhưng nhập khẩu sợi bông lại ít hơn.

Tuy nhiên, với tình thế hiện tại, khả năng Trung Quốc sẽ mở bán kho bông dự trữ nhà nước để đáp ứng nhu cầu bông Mỹ cho sản xuất, chỉ còn nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn bông, thay vào đó sẽ tăng nhập khẩu sợi bông lên 1,5 – 1,7 triệu tấn. 

CƠ HỘI ĐỐI VỚI NGÀNH SỢI VIỆT NAM

Sau cú sốc thuế quan, bông Mỹ rớt giá sâu quanh 1,65 USD/kg. Người mua ngoài Trung Quốc tận dụng cơ hội để mua bông Mỹ giá rẻ. Việt Nam dự kiến là điểm đến lớn nhất của bông Mỹ trong thời gian tới, lấy lại thị phần đã mất cho bông Brazil trước đây. Động thái này sẽ giúp Việt Nam vừa có nguồn nguyên liệu giá tốt, chất lượng tốt vừa cân bằng lại giao dịch thương mại dệt may, giảm khả năng bị đánh thuế bổ sung cho hàng may mặc xuất khẩu đi Mỹ.

Như đã phân tích ở trên, việc Trung Quốc tăng nhập khẩu sợi bông sẽ là tín hiệu tốt cho thị trường sợi Việt Nam. Từ 2020 trở đến nay, thị phần sợi bông Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc chiếm khoảng 50%, cá biệt năm 2022 lên tới 60%. Với 100% bông nhập khẩu, Việt Nam có lợi thế hơn Ấn Độ và Pakistan để gia tăng và củng cố vị trí số một về thị phần xuất khẩu sợi bông vào Trung Quốc trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Mỹ áp thuế bổ sung 20% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, bao gồm hàng dệt may đã bị áp thuế từ 10-25% khiến đơn giá đắt đỏ, giảm tính cạnh tranh. Việc chia sẻ chi phí gia tăng giữa nhà nhập khẩu Mỹ và các công ty Trung Quốc đang đi vào bế tắc. Xuất xứ hàng hoá của Trung Quốc vào Mỹ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong thời gian tới khi cuộc chơi ngày càng khốc liệt và khó đoán định. Mặt khác, xuất khẩu vải bông của Trung Quốc ngày càng bị hạn chế bởi lệnh cấm các sản phẩm có nguồn gốc bông Tân Cương.

Bởi vậy, xu hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất dệt may ra khỏi Trung Quốc sẽ diễn ra nhanh hơn, nhiều hơn trong thời gian tới. Việt Nam là điểm đến thích hợp khi có vị trí địa lý gần kề Trung Quốc, có sẵn cơ sở hạ tầng và lao động dệt may. Chuỗi cung ứng từ Việt Nam với Yarn/fabric forward có thể sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan/phi thuế quan khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Vì vậy, các công ty sợi cần tận dụng cơ hội để mở rộng thị trường vào các doanh nghiệp FDI dệt vải khi họ cần nguồn cung sợi tại Việt Nam.

Sương mù thuế quan đang bao phủ lên Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng cũng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các quốc gia liên quan khác. Doanh nghiệp sợi Việt Nam cần tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu bông giá tốt, khai thác tối đa nguồn đơn hàng sợi bông xuất khẩu và tìm kiếm, lập kế hoạch tấn công vào chuỗi cung ứng sợi, dệt, may ngay tại Việt Nam thông qua các công ty FDI.

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Hải Dương nâng cao chất lượng đầu tư, thu hút mạnh dòng vốn ngoại

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 18 dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; trong đó có 2 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 74 triệu USD và 16 dự án DDI với tổng vốn đầu tư khoảng 23.614 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

ViruSs là chủ tịch, giám đốc nhiều doanh nghiệp

Không chỉ được biết đến khi sáng tác nhiều bài hát nổi tiếng, ViruSs còn là một doanh nhân khi làm chủ tịch, giám đốc nhiều doanh nghiệp liên quan đến quảng cáo, công nghệ, phát triển nội dung số.

Tiếp tục đọc

Công ty nước sạch Sông Đà bất ngờ báo lỗ

Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà báo lỗ hơn 92 tỷ đồng năm 2024, trong khi lãi hàng trăm tỷ đồng trong nhiều năm trước.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay