Nghị quyết 68: Doanh nghiệp SME mong giải toả áp lực vốn vay - TRI TIN INVESTMENT

Nghị quyết 68: Doanh nghiệp SME mong giải toả áp lực vốn vay

Nghị quyết 68: Doanh nghiệp SME mong giải toả áp lực vốn vay

Gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng, nhiều doanh nghiệp SME phải tìm cách liên kết để xoay vòng tài chính.

Chia sẻ cụ thể hơn, ông Nguyễn Đức Xuân – Chủ tịch HĐQT công ty CP đầu tư thương mại Hà Thành cho biết: Công ty từng trúng các gói thầu cung cấp thiết bị y tế và mong muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng. Tuy nhiên, việc vay vốn không dễ do công ty không có tài sản đảm bảo.

Nhiều doanh nghiệp SME gặp khó khăn khi tiếp cận vay vốn ngân hàng (ảnh minh hoạ)

Khi làm việc, phía ngân hàng đưa ra phương án: doanh nghiệp chứng minh việc trúng thầu nhưng chủ đầu tư không thể đứng ra bảo lãnh để doanh nghiệp trúng thầu vay vốn. Cuối cùng, doanh nghiệp “dựa” vào một doanh nghiệp lớn có năng lực về kinh tế, có nghĩa là bản thân doanh nghiệp mất cơ hội phát triển.

Công ty CP xây dựng và thương mại Nhà Hà Nội lại khác, tuy có tài sản bảo đảm nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tiếp cận ngân hàng vay vốn. Lãnh đạo doanh nghiệp lý giải: doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến xây dựng, đầu tư công, vốn ngân sách nhà nước thường giải ngân chậm, điều kiện cho vay rất khó khăn.

Không huy động vốn ngân hàng trong hơn 10 năm qua, ông Nguyễn Văn Mạnh – Tổng Giám đốc công ty cho biết: khi trúng thầu công trình lớn doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tự có, huy động vốn vay bên ngoài hoặc từ liên doanh liên kết với đối tác khác nhằm bảo đảm đủ về vốn và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận.

Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tư nhân bứt phá. Tuy nhiên, những nút thắt trong tiếp cận vốn vay ngân hàng đang là trăn trở, tâm tư của doanh nghiệp SME, doanh nghiệp siêu nhỏ. Đại diện các doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn quá trình triển khai Nghị quyết số 68 vào thực tế, các cơ quan chức năng và các bên liên quan tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn trên hoặc xây dựng mô hình liên kết hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý.

Ông Đinh Duy Hưng – Chủ tịch HĐTV công ty TNHH thể thao Duy Hưng kiến nghị, thành lập các nhóm lớn có sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm đại diện hiệp hội, ngân hàng và doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đầy đủ. Qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, còn các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh.

Tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn hoặc xây dựng mô hình liên kết hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý là mong muốn của các doanh nghiệp SME

Đại diện các doanh nghiệp SME, ông Mạc Quốc Anh – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội thông tin: Nghị quyết số 68 yêu cầu hoàn thiện mô hình các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả trung ương và địa phương. Đây là một giải pháp căn cơ nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và tạo cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng nhưng thiếu tài sản thế chấp.

Thời gian qua, các Quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phương chưa phát huy được hiệu quả. Hoạt động khiêm tốn, quy mô nhỏ, cơ chế phê duyệt rườm rà, thiếu phối hợp với các ngân hàng thương mại khiến cho doanh nghiệp SME thiếu kênh tiếp cận vốn phù hợp.

Việc hoàn thiện mô hình các Quỹ bảo lãnh tín dụng là rất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp SME, đồng thời đưa hệ thống Quỹ bảo lãnh tín dụng trở thành cánh tay nối dài của chính sách tài khóa tiền tệ, khơi thông hiệu quả dòng vốn cho khu vực doanh nghiệp tư nhân. Ông Mạc Quốc Anh cho rằng, cần thống nhất mô hình tổ chức Quỹ bảo lãnh tín dụng trên toàn quốc với nghị định riêng về mô hình hoạt động của các quỹ này theo hướng trao quyền tự chủ, linh hoạt trong phê duyệt và quản lý rủi ro, chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, tăng nguồn vốn điều lệ cho các quỹ hiện có, Chính phủ cần hỗ trợ vốn đối ứng hoặc cho phép các địa phương dùng ngân sách tái cấp vốn cho quỹ; khuyến khích doanh nghiệp lớn tham gia bảo lãnh chuỗi giá trị cung ứng, mô hình “doanh nghiệp bảo lãnh doanh nghiệp” trong chuỗi cung ứng nên được thể chế hóa. Đồng thời, chấp nhận rủi ro hợp lý trong hoạt động bảo lãnh, ứng dụng công nghệ vào đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp sẽ giúp Quỹ bảo lãnh hoạt động hiệu quả hơn.

Cuối cùng, kết nối chặt chẽ Quỹ bảo lãnh với các chương trình hỗ trợ của các bộ, ngành có liên quan để hình thành hệ sinh thái tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp SME tiếp cận toàn diện hơn từ vốn, thông tin, đào tạo đến bảo lãnh.

Hạnh Lê-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Tiền gửi vượt mốc 15 triệu tỷ đồng, kỳ vọng tăng trưởng huy động cao nhất 5 năm

Bất chấp mặt bằng lãi suất huy động duy trì ở mức thấp kéo dài, dòng tiền từ khu vực dân cư vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng. Tính đến cuối tháng 4/2025, tiền gửi từ khu vực dân cư duy trì đà tăng 6,69% giúp đưa tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng chính thức vượt mốc 15 triệu tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Gia Lai đẩy mạnh số hóa, cải cách hành chính để kinh tế phát triển bứt phá

Sau hợp nhất Bình Định và Gia Lai, tỉnh Gia Lai mới tập trung cải cách hành chính và chuyển đổi số, tối ưu hóa dịch vụ công, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế - xã hội với 135 xã, phường.

Tiếp tục đọc

Nắng kỷ lục, châu Âu lo suy giảm kinh tế và tăng lạm phát

ECB cảnh báo các đợt sóng nhiệt đang gây tổn hại trực tiếp đến nền kinh tế khu vực, đòi hỏi các chính sách tài chính mới hướng tới chống biến đổi khí hậu.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay