Nghịch lý EU: Nói ‘cai’ năng lượng Nga nhưng bất ngờ nhập khẩu khí đốt Nga cao kỷ lục vì giá rẻ, nước nào mua nhiều nhất?

Nghịch lý EU: Nói ‘cai’ năng lượng Nga nhưng bất ngờ nhập khẩu khí đốt Nga cao kỷ lục vì giá rẻ, nước nào mua nhiều nhất?

Lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà EU nhập khẩu từ Nga trong năm nay phá vỡ mức kỷ lục của năm 2022.

Lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà EU nhập khẩu từ Nga đạt mức cao kỷ lục trong năm nay bất chấp nỗ lực của khối trong việc giảm phụ thuộc vào khí đốt của Moscow.

Tính đến giữa tháng 12, châu Âu đã nhập khẩu kỷ lục 16,5 triệu tấn LNG của Nga, cao hơn mức 15,18 triệu tấn của năm ngoái, đơn vị cung cấp dữ liệu hàng hóa Kpler cho biết. Con số này phá vỡ mức kỷ lục 15,21 triệu vào năm 2022.

“Những gì chúng ta thấy trong năm nay thật đáng ngạc nhiên”, Ana Maria Jaller-Makarewicz, một nhà phân tích tại Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính cho biết. “Thay vì giảm dần lượng LNG nhập khẩu của Nga, EU lại đang tăng nhập khẩu”.

Sau cuộc xung đột Nga-Ukraine vào năm 2022, EU đã đặt mục tiêu ngừng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đến năm 2027. Tuy nhiên, các lô hàng khí siêu lạnh đến châu Âu vẫn tiếp tục tăng.

Nhập khẩu khí đốt Nga qua đường ống tới EU đã giảm đáng kể. Dầu và than của Nga cũng bị khối này cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu LNG của Nga vẫn được phép và đang tăng lên. Điều này phản ánh một châu Âu “hoảng loạn” và đang phải vật lộn để cai nghiện nguồn cung năng lượng giá rẻ của Nga, Jaller-Makarewicz nói.

Christoph Halser, nhà phân tích khí đốt tại Rystad cho biết, giá LNG được vận chuyển từ nhà ga Yamal (Nga) đến châu Âu có giá thấp hơn nhiều so với giá khí đốt được vận chuyển từ Mỹ.

Trước đây, 2/5 lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu đến từ Nga, phần lớn là qua đường ống. Hiện nay, tổng lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, bao gồm cả khí đốt qua đường ống, chỉ chiếm khoảng 16% nguồn cung khí đốt của khối. Các quan chức EU tin rằng khối không cần nhiên liệu của Nga, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải chấp nhận mua khí đốt ở nơi khác với giá cao hơn.

Nhưng dữ liệu theo dõi tàu cho thấy LNG của Nga chiếm 20% trăm tổng lượng nhiên liệu nhập khẩu qua đường biển của EU trong năm nay, tăng từ mức 15% của năm ngoái.

Pháp là khách hàng lớn nhất, với lượng nhập khẩu tăng gấp đôi so với năm 2023. Theo dữ liệu từ Kpler, hơn một nửa số lô hàng LNG được chuyển đến nhà ga tại Dunkirk.

Bỉ là nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai của Nga vì cảng Zeebrugge của nước này là một trong số ít điểm trung chuyển LNG của châu Âu. Chính phủ các nước EU đã đồng ý cấm các hoạt động trung chuyển LNG của Nga từ Yamal đến các quốc gia ngoài EU. Lệnh cấm sẽ có hiệu lực vào tháng 3/2025.

Dan Jørgensen, ủy viên năng lượng mới của EU, đã cam kết sẽ đệ trình một kế hoạch vào năm tới nhằm đạt được mục tiêu cai nghiện hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã ám chỉ vào tháng 10 rằng khối này có thể tăng nhập khẩu LNG từ Mỹ nhằm xoa dịu tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã cảnh báo rằng EU phải mua dầu và khí đốt của Mỹ với số lượng lớn, nếu không khối sẽ phải chịu thuế quan.

Theo FT

Y Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Một loại hình bất động sản luôn hưởng lợi từ vốn FDI, không lo bị “ế”: Nguồn cung dự kiến 3 năm tới sẽ có hơn 2.000 căn

Savills cho rằng, sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ theo cả hướng trực tiếp và gián tiếp. Hà Nội đón nhận vốn đầu tư vào phát triển các dự án căn hộ dịch vụ cũng như sự gia tăng nguồn cầu cho phân khúc khi có lượng lớn chuyên gia đến và làm việc tại các khu công nghiệp lân cận.

Tiếp tục đọc

Khó khăn kinh tế bủa vây chính phủ tân Thủ tướng Pháp

Triển vọng kinh tế Pháp phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của người dân đối với nền kinh tế.

Tiếp tục đọc

Tin tức kinh tế 21/12: Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI

Giá vàng đồng loạt bật tăng; Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/12.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay