Nguy cơ phá sản đường ống dẫn khí đốt Nga – Trung Quốc

Nguy cơ phá sản đường ống dẫn khí đốt Nga – Trung Quốc

Phương án đưa khí đốt Nga đến Trung Quốc bằng đường ống dẫn khí mới qua Kazakhstan đã bị gác lại.

Kiểm tra đường ống dẫn khí đốt Nga – Trung Quốc Sức mạnh Siberia 1. Ảnh: Gazprom

Nỗ lực của Nga nhằm mở rộng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc qua Kazakhstan – thay thế cho dự án đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đang đình trệ – đã bị Bắc Kinh gác lại vì lý do chi phí.

Theo kế hoạch được Mátxcơva công bố từ mùa thu năm 2024, Nga kỳ vọng vận chuyển tới 45 tỉ m3 khí đốt mỗi năm sang Trung Quốc qua ngả Kazakhstan. Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Nga, ông Trương Hán Huy, vừa khẳng định tuyến đường này “không khả thi”, do phải xây dựng một đường ống dẫn khí hoàn toàn mới, quá tốn kém và không thực tế.

“Việc cung cấp khí đốt từ Nga qua Kazakhstan là bất khả thi” – Interfax dẫn lời ông Trương Hán Huy cho biết hôm 16.4. “Hiện chỉ có một đường ống và nó đã vận hành hết công suất. Nếu muốn dùng tuyến này, cần xây một đường ống mới, quá đắt đỏ. Phía Nga đang nghiên cứu phương án đó, nhưng về bản chất là không thể”.

Ý tưởng nói trên được Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nêu ra lần đầu vào tháng 11.2024, không lâu sau khi các cuộc đàm phán về dự án Sức mạnh Siberia 2 rơi vào bế tắc.

Trên thực tế, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất dự án Sức mạnh Siberia 2 với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ năm 2022, với tham vọng đẩy lượng khí đốt xuất khẩu sang Trung Quốc lên 100 tỉ m3/năm để bù lại phần thị trường châu Âu đã mất sau khi xung đột Ukraina bùng nổ.

Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay vẫn chưa “bật đèn xanh” cho dự án này. Theo tờ Financial Times, rào cản chính nằm ở giá cả. Bắc Kinh được cho là muốn Nga bán khí đốt với giá nội địa – khoảng 60 USD/1.000 m3, chỉ bằng 1/4 mức giá 260 USD mà Trung Quốc hiện đang trả cho khí đốt từ đường ống Sức mạnh Siberia 1. Bên cạnh đó, Trung Quốc chỉ sẵn sàng mua một phần nhỏ so với công suất 50 tỉ m3 của dự án Sức mạnh Siberia 2.

Đường ống Sức mạnh Siberia 1 đưa khí đốt Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Gazprom

Cuối năm 2023, các quan chức Nga vẫn khẳng định dự án đã ở giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, với tài liệu dự án dự kiến được phê duyệt vào đầu 2024. Tuy nhiên đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc xây dựng thực tế đã bắt đầu.

Trong khi đó, Mông Cổ – quốc gia trung chuyển chính theo thiết kế của tuyến đường ống Sức mạnh Siberia 2 dài 2.500 km – cũng đã loại bỏ dự án khỏi kế hoạch hành động dài hạn đến năm 2028, theo tờ SCMP.

Bà Munkhnara Bayarkhavaa, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mông Cổ, xác nhận: “Nga và Trung Quốc chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào”.

Năm ngoái, tập đoàn dầu khí Nga Gazprom đã cung cấp khoảng 31 tỉ m3 khí đốt cho Trung Quốc, dự kiến sẽ tăng lên 38 tỉ m3 trong năm nay – đúng bằng công suất tối đa của đường ống Sức mạnh Siberia 1.

Dù vậy, con số này vẫn chỉ tương đương 15% lượng khí mà Nga từng xuất khẩu hàng năm sang Liên minh châu Âu EU – thời điểm đỉnh cao lên tới 200 tỉ m3.

Trong khi đó, nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt Nga đã sụt giảm mạnh sau xung đột Ukraina. Năm 2023, xuất khẩu khí đốt Nga sang EU chỉ còn 28 tỉ m3, và năm 2024 khoảng 32 tỉ m3 – mức thấp nhất kể từ cuối những năm 1970.

Ngọc Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Giá xăng, dầu đồng loạt giảm sau kỳ nghỉ lễ

Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (5/5), giá xăng giảm 50 - 80 đồng/lít.

Tiếp tục đọc

Lối đi nào cho ngành vật liệu xây dựng trước “cơn lốc” thuế quan?

Hiện nay, để các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trụ vững và tiến xa, bài toán nâng cao chất lượng, cải tiến công nghệ và thích ứng chính sách vẫn là những nút thắt cần tháo gỡ.

Tiếp tục đọc

OPEC+ đẩy nhanh tốc độ tăng sản lượng

OPEC+ sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng sản lượng dầu và dự kiến đưa trở lại thị trường 2,2 triệu thùng/ngày trước tháng Mười Một.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay