Nhật Bản sẽ cấm người lao động làm việc 14 ngày liên tiếp

Nhật Bản sẽ cấm người lao động làm việc 14 ngày liên tiếp

Các chuyên gia y tế Nhật Bản cho rằng làm việc liên tục trong 14 ngày trở lên có thể dẫn đến mức độ căng thẳng cao hơn so với làm thêm hơn 120 giờ trong một tháng.

Người đi làm tại trạm tàu điện Shinagawa, Tokyo, Nhật Bản ngày 14/2/2024. Ảnh: AP

Bộ Y tế Nhật Bản đang có kế hoạch cấm người lao động làm việc 14 ngày liên tiếp trở lên nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần của người lao động và giải quyết vấn đề làm việc quá sức vốn còn nhức nhối tại quốc gia này.

Theo báo Japan Times, ngày 12/11, một ủy ban chuyên gia thảo luận về các sửa đổi đối với Đạo luật Tiêu chuẩn lao động đã đưa ra đề xuất giới hạn số ngày làm việc liên tiếp trong bản phác thảo dự thảo báo cáo về các quy định lao động.

Theo luật hiện hành, người lao động được phép nghỉ một tuần một ngày, nhưng người sử dụng lao động có thể linh hoạt sắp xếp thành 4 ngày nghỉ liên tiếp trong khoảng thời gian bốn tuần. Điều này có thể khiến một số nhân viên làm việc tới 48 ngày liên tiếp.

Ngoài ra, “Thỏa thuận 36” được ký kết giữa người sử dụng lao động và công đoàn lao động có quy định người lao động có thể bị buộc phải làm việc ngay cả vào ngày lễ, xóa bỏ mọi giới hạn về những ngày làm việc liên tiếp.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng làm việc liên tục trong 14 ngày trở lên có thể khiến sức khỏe tinh thần của người lao động xấu đi. Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế Nhật Bản, cường độ làm việc liên tục như vậy có thể dẫn đến mức độ căng thẳng cao hơn so với làm thêm hơn 120 giờ trong một tháng.

Do đó, thời gian làm việc liên tục là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần người lao động.

Trong năm tài chính 2023, các yêu cầu bồi thường của người lao động đối với các bệnh về não và tim do căng thẳng quá mức liên quan đến công việc đã lên tới 1.023, tăng 220 so với năm 2022.

Mặc dù các công ty được khuyến khích triển khai hệ thống thời gian nghỉ ngơi cho nhân viên nhưng luật pháp Nhật Bản vẫn không ràng buộc cũng như không đưa ra quy định thời lượng cụ thể nào được đặt ra cho thời gian nghỉ ngơi.

Trong một cuộc khảo sát khoảng 6.400 công ty, 6% số công ty đã triển khai hệ thống thời gian nghỉ ngơi theo ca trong năm tài chính 2023, tăng so với mức 5,8% của năm trước.

Tuy nhiên, 19,2% công ty không biết đến hệ thống này, so với 17,1% vào năm 2022. Trong số các công ty không có kế hoạch áp dụng hệ thống này, 23,5% nêu lý do là do không biết về quy định mới.

TB (tổng hợp)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Cổ phiếu HPG được khối ngoại gom mạnh, thanh khoản cao nhất thị trường

VN-Index 'nhuộm' sắc xanh xuyên suốt thời gian giao dịch phiên 23/12. Tuy nhiên, giao dịch của khối ngoại lại là điểm trừ khi 'quay đầu' bán ròng khoảng 311 tỷ đồng trên toàn thị trường, nhưng cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn được gom mạnh nhất toàn thị trường với giá trị 55 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

‘Quyền ngắt kết nối’ sau giờ làm việc thu hút quan tâm ở Nhật Bản

Trong bối cảnh nhiều người lao động phải đối mặt với việc thời gian riêng tư bị xâm phạm do thư điện tử (email) và cuộc gọi công việc ngoài giờ, khái niệm 'quyền ngắt kết nối' sau giờ làm đang thu hút sự chú ý tại Nhật Bản.

Tiếp tục đọc

Chi cục Hải quan Thái Nguyên: Vượt khó thu ngân sách ở mức cao nhất

Tính từ đầu năm đến ngày 19/12/2024, số thu ngân sách nhà nước của Chi cục Hải quan Thái Nguyên (thuộc Cục Hải quan Bắc Ninh) đạt 2.555 tỷ đồng, bằng 102,2% chỉ tiêu được giao và tăng 4,29% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực vượt khó của Chi cục.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay