NHNN tiếp tục bơm ròng trên thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh

NHNN tiếp tục bơm ròng trên thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh

Phiên giao dịch đầu tuần này 4/11 chứng kiến lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh. Trong bối cảnh trên, NHNN đã tăng cường hỗ trợ thanh khoản hệ thống bằng nghiệp vụ thị trường mở.

Theo số liệu của Hiệp hội nghiên cứu thị trường liên ngân hàng, lãi suất chào bình quân VND tăng rất mạnh 1,38 – 2,23 điểm % ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên cuối tuần trước. Cụ thể, kỳ hạn qua đêm tăng lên 6,20%; 1 tuần lên 6,18%; 2 tuần là 5,95% và 1 tháng là 5,75%.

Thị trường liên ngân hàng diễn ra sôi động hơn trong những ngày qua trong bối tỷ giá USD/VND liên tục tăng thời gian gần đây

Trong bối cảnh trên, NHNN đã tăng cường hỗ trợ thanh khoản hệ thống bằng nghiệp vụ thị trường mở. Cụ thể, trên kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO), NHNN chào thầu 30.000 tỷ đồng, kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 4,0%. Có 29.999,97 tỷ đồng trúng thầu. Ngược lại, có 10.000 tỷ đồng đáo hạn trên kênh cầm cố. Mặt khác NHNN tiếp tục chào thầu tín phiếu NHNN ở kỳ hạn 28 ngày, đấu thầu lãi suất. Có 300 tỷ đồng trúng thầu, lãi suất giữ ở mức 3,90%. Có 3.900 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN bơm ròng 23.599,97 tỷ đồng ra thị trường qua kênh thị trường mở trong phiên hôm qua. Có 53.999,88 tỷ đồng lưu hành trên kênh cầm cố, có 82.500 tỷ đồng tín phiếu lưu hành trên thị trường.

Thị trường liên ngân hàng diễn ra sôi động hơn trong những ngày qua trong bối tỷ giá USD/VND liên tục tăng thời gian gần đây. Theo đó, tỷ giá USD tại các ngân hàng đã liên tục niêm yết sát, thậm chí kịch trần suốt hai tuần qua và đã tăng 4,3% kể từ đầu năm. Nguyên nhân tỷ giá tăng được chỉ ra do sức ép từ thị trường quốc tế, nhu cầu ngoại tệ có xu hướng gia tăng do các yếu tố mùa vụ. Ngoài ra, nhu cầu mua ngoại tệ từ Kho bạc Nhà nước cũng là một trong những yếu tố khiến giá ngoại tệ tăng nhanh gần đây.

Giới chuyên môn nhận định động thái chính sách của NHNN được xem là bước đi chiến lược để kiểm soát tỷ giá USD/VND, nhằm bảo đảm tính ổn định của thị trường tiền tệ trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động. Động thái bơm thanh khoản này không chỉ là biện pháp tức thời mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của NHNN trong việc hỗ trợ hệ thống tài chính duy trì sự ổn định dài hạn.

CTCK VNDIRECT nhận định, NHNN gia tăng bơm tiền trên thị trường OMO để cân bằng thanh khoản trên thị trường. Trong bối cảnh áp lực tỷ giá tăng cao, các ngân hàng thương mại được hưởng lợi đáng kể từ quyết định bơm ròng của NHNN. Việc bơm ròng gần 23.600 tỷ đồng vào thị trường không chỉ giúp các ngân hàng giảm bớt căng thẳng thanh khoản mà còn hỗ trợ họ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, đặc biệt là trong giai đoạn cuối năm khi nhu cầu vay vốn thường tăng mạnh. Đây là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, dẫn đến nhu cầu vốn gia tăng. Điều này tạo áp lực đáng kể lên hệ thống ngân hàng, và NHNN đã kịp thời can thiệp, bảo vệ thanh khoản, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống.

PT-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay